11 vấn đề sức khỏe liên quan đến hơi thở có mùi Leave a comment

Hơi thở có mùi báo hiệu tình trạng trào ngược dạ dày, bệnh tiểu đường, nhiễm trùng đường hô hấp, cơ thể mất nước.

Thở là hoạt động tự động, bắt buộc, biểu hiện của sự sống. Hơi thở có mùi do nhiều nguyên nhân như thức ăn, cách vệ sinh sai cách…. Tuy nhiên, tình trạng cũng ẩn chứa dấu hiệu nhiện biết tình trạng sức khỏe, theo WebMD.

Ngủ ngáy

Sau một đêm ngủ ngáy hoặc ngủ há miệng, miệng sẽ bị khô và trở thành địa điểm lý tưởng của các loại vi khuẩn tạo nên mùi khó chịu. Ngáy cũng có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu thường xuyên gặp tình trạng này, bạn hãy thảo luận với bác sĩ để nhận tư vấn cách chăm sóc răng miệng, các vấn đề sức khỏe do chứng ngưng thở gây ra.

Bệnh nha chu

Nếu hơi thở có mùi kim loại có thể có vi khuẩn phát triển gây viêm, nhiễm khuẩn ở lợi. Nha sĩ gọi tình trạng này là viêm nha chu. Người hút thuốc, vệ sinh răng miệng chưa đúng cách có khả năng mắc tình trạng này cao hơn.

Trào ngược dạ dày

Tình trạng này làm cho axit trong dạ dày chảy ngược trở lại ống nối cổ họng với dạ dày (thực quản). Điều này có thể làm cho hơi thở có mùi chua, có thể đẩy dịch hoặc thức ăn ngược trở lại lên miệng, gây tổn thương vùng miệng họng, tạo địa điểm phát triển cho các loại vi khuẩn sinh mùi.





Mùi hơi thở có thể là dấu hiệu của các bệnh lý. Ảnh: Freepik

Mùi hơi thở có thể là dấu hiệu của các bệnh lý. Ảnh: Freepik

Bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường hơi thở thường có mùi trái cây. Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang sử dụng chất béo để làm nhiên liệu thay vì đường (glucose). Tình trạng cũng phản ánh cơ thể đang sử dụng lượng hormone insulin rất thấp. Nếu gặp tình trạng này người bệnh cần gọi cho bác sĩ.

H. Pylori

Đây là một loại vi khuẩn có liên quan đến ung thư, loét dạ dày. Nó có thể hơi thở có mùi, bị buồn nôn, ợ chua, đau bụng hoặc khó tiêu. Nhiều triệu chứng sẽ biến mất khi vi khuẩn bị tiêu diệt bằng thuốc.

Nhiễm trùng đường hô hấp

Cảm lạnh, ho và nhiễm trùng xoang khiến vùng miệng mũi tràn đầy dịch chứa vi khuẩn. Điều đó có thể ảnh hưởng đến hơi thở, tình trạng sẽ biến mất sau khi khỏi bệnh.

Sỏi amidan

Nếu thức ăn mắc vào amidan – các cơ quan nhỏ ở phía sau cổ họng giúp chống lại vi trùng, canxi có thể tích tụ xung quanh và hình thành sỏi amidan. Điều này có thể gây kích ứng cổ họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến hơi thở có mùi. Mỗi người có thể khắc phục tình trạng này bằng cách vệ sinh răng tốt, cạo lưỡi, súc miệng sau khi ăn.

Mất nước

Khi cơ thể không có đủ nước sẽ không tiết đủ nước bọt để làm sạch vi khuẩn như bình thường.. Điều đó có thể dẫn đến hơi thở có mùi. Hội chứng Sjögren và bệnh xơ cứng bì ảnh hưởng đến các tuyến tạo nước bọt, có thể gây khô miệng, hôi miệng.

Nhiễm trùng

Vết thương trong miệng có thể bị nhiễm khuẩn, tạo mùi khó chịu. Tình trạng xảy ra do phẫu thuật nướu hoặc nhổ răng, không chăm sóc răng miệng tốt. Đa số trường hợp sẽ tự khỏi. Việc súc miệng bằng nước muối hàng ngày giúp giữ gìn vệ sinh răng miệng.

Suy gan

Tình trạng suy gan có thể tạo nên hơi thở có mùi rất đặc trưng. Đây là dấu hiệu cho thấy gan không còn đáp ứng được chức năng do bệnh gan tiến triển. Các dấu hiệu khác của suy gan là vàng da (vàng da, vàng lòng trắng của mắt) do sự tăng nồng độ của bilirubin.

Suy thận

Hơi thở có thể có mùi tanh nếu thận không thể loại bỏ chất thải như bình thường. Điều này thường xảy ra đối với bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối. Khi đến giai đoạn này, người bệnh thường cần lọc máu, ghép thận.

Lê Nguyễn

Trả lời

2.4489