35% nam giới vô sinh do teo tinh hoàn sau khi bị quai bị Leave a comment

Biến chứng sau quai bị là nguyên nhân hàng đầu gây teo tinh hoàn, khiến nhiều nam giới mất đi cơ hội làm cha.

Theo ThS.BS Lê Đăng Khoa, Trưởng đơn vị Nam học, TT Hỗ trợ Sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM, teo tinh hoàn là bệnh thuộc nhóm gây vô sinh khó chữa ở nam giới. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến teo tinh hoàn nhưng phần lớn là do biến chứng viêm tinh hoàn sau khi bị bệnh quai bị. Biến chứng này gây nên vô sinh với tỷ lệ trên 35% các trường hợp mắc. Trong trường hợp này, tinh hoàn thường sưng to, các tế bào mầm bị tổn thương không thể phục hồi dẫn đến việc bị xơ và teo nhỏ.

Tinh hoàn cũng có thể bị teo do viêm nhiễm tạp trùng, vi trùng lao. Một số trường hợp bị tinh hoàn lạc chỗ, không nằm tại bìu mà ở bụng, ống bẹn cũng khiến tinh hoàn nhỏ dần. Ngoài ra, một số bệnh làm suy yếu đời sống tinh trùng như giãn tĩnh mạch tinh cũng ảnh hưởng đến kích thước tinh hoàn.

Nếu teo một bên tinh hoàn, tinh hoàn bên còn lại vẫn có khả năng tạo tinh trùng. Tuy nhiên, nam giới ở tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên sẽ làm xơ hóa tinh hoàn khiến tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng dẫn đến vô tinh.

“Nhiều nam bệnh nhân bàng hoàng cho rằng không có tinh trùng do teo tinh hoàn là ‘án tử’ cho khả năng làm cha. Thực tế cho thấy trường hợp này đúng là khó chữa nhưng vẫn còn cơ hội”, bác sĩ Lê Đăng Khoa cho hay.

Vô tinh do tổn thương sinh tinh là một trong những thách thức trong điều trị vô sinh nam, tuy nhiên may mắn quá trình sinh tinh không hoàn toàn ngưng lại mà vẫn diễn ra ở một khu vực nhỏ nào đó trong tinh hoàn. Hiện nay, kỹ thuật vi phẫu trích mô tinh hoàn tìm tinh trùng micro-TESE được xem là một phương pháp điều trị “vàng” cho nhóm bệnh nhân vô sinh do tổn thương hiện tượng sinh tinh.





Phẫu thuật micro-TESE tại IVF TA tìm tinh trùng cho bệnh nhân vô tinh dưới kính hiển vi hiện đại. Ảnh: IVFTA

Phẫu thuật micro-TESE tại IVF TA tìm tinh trùng cho bệnh nhân vô tinh dưới kính hiển vi hiện đại. Ảnh: IVFTA

Tại IVFTA-HCM, với ưu điểm “đến tận nơi, bắt tận cùng” vi phẫu micro-TESE đã mang đến hiệu quả tích cực trong điều trị vô tinh cho nam giới, tỷ lệ tìm thấy tinh trùng cao ở nhiều mặt bệnh: 60-70% các trường hợp vô sinh do hai tinh hoàn teo, không sinh tinh có khả năng tìm được tinh trùng. Tinh trùng thu được từ micro-TESE, sau đó sẽ xử lý và tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ thành công gần tương đương với những trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm bằng tinh trùng trong tinh dịch.

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Đăng Khoa, một vấn đề rất điển hình ở nam giới Việt Nam là chỉ quan tâm điều trị khỏi bệnh quai bị mà bỏ qua tầm soát biến chứng của bệnh đến sức khỏe sinh sản. Thói quen khám tiền hôn nhân cũng không được chú trọng. Chỉ đến lúc muộn con, đi khám mới bất ngờ biết mình bị vô sinh do biến chứng quai bị.

“Khi có biểu hiện quai bị và viêm tinh hoàn, nam giới cần đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để có thể can thiệp kịp thời, giữ được hy vọng làm cha nhờ lưu trữ tinh trùng”, bác sĩ Khoa cho biết.

Đối với những trường hợp nam giới bị quai bị có biến chứng teo tinh hoàn, tinh hoàn không thấy sản sinh tinh trùng, xét nghiệm 0% tinh trùng trong tinh dịch thì thông thường bác sĩ sẽ khám và đánh giá toàn diện. Ngay cả những bệnh nhân chưa mong con, nhưng nếu đã bị quai bị thì ngoài việc điều trị bệnh lý trước mắt, nên đến gặp bác sĩ chuyên về sức khỏe sinh sản đánh giá ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản và cân nhắc trữ tinh trùng. Nếu bỏ qua bước này, nam giới cần khám tiền hôn nhân để đánh giá sức khỏe sinh sản. Đây là hai bước vô cùng quan trọng nhưng nam giới thường bỏ sót.

Với trường hợp từng bị quai bị có viêm dẫn đến teo tinh hoàn thì tốc độ giảm sinh tinh sẽ nhanh hơn bình thường. Bên cạnh việc điều trị có có thể có tinh trùng, có con, bệnh nhân cần lưu tâm đến sức khỏe sinh sản ngày cả sau khi đã làm thụ tinh ống nghiệm thành công.

Nam giới nên đi khám nam khoa định kỳ 1-2 năm một lần để xem tinh hoàn, nội tiết đang ở tình trạng nào để có những biện pháp điều chỉnh nồng độ nội tiết tố testosterone. Đặc biệt bệnh nhân có chế độ tập luyện thích hợp, sử dụng thuốc điều chỉnh trục hạ đồi – tuyến yên – sinh dục chứ không chỉ bổ sung testosterone đơn thuần… kèm theo chế độ quân bình dinh dưỡng, lối sống lành mạnh vì những trường hợp này khả năng sinh tinh sẽ bị suy giảm sớm, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chính bản thân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến chuyện quan hệ vợ chồng.





Bác sĩ Lê Đăng Khoa khuyên nam giới bị vô tinh đừng vội bỏ cuộc, hãy thăm khám sớm để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Ảnh: IVFTA

Bác sĩ Lê Đăng Khoa khuyên nam giới bị vô tinh đừng vội bỏ cuộc, hãy thăm khám sớm để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Ảnh: IVFTA

Lời khuyên của ThS.BS Lê Đăng Khoa là nam giới đừng chỉ tập trung nâng cao chất lượng tinh trùng. Nếu điều trị vô sinh hiếm muộn thành công, nam giới vẫn nên thăm khám định kỳ, kiểm tra, bảo tồn khả năng sinh sản và sức khỏe bản thân. Vì tinh hoàn là cơ quan rất đặc biệt, ngoài việc duy trì nòi giống còn đảm bảo tiết hormone để có vẻ ngoài nam tính và sức khỏe tốt.

“Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể giúp làm tăng cơ hội thành công. Thông thường, kích cỡ của tinh hoàn sẽ phát triển mạnh ở tuổi dậy thì (khoảng 13-15 tuổi), và giai đoạn này rất dễ phát hiện các bất thường nếu có. Do đó, nam giới nên đi chữa trị ngay trong giai đoạn này nếu phát hiện tinh hoàn teo nhỏ”, bác sĩ Lê Đăng Khoa lưu ý.

Anh Ngọc

Trả lời