5 triệu chứng của Covid-19 liên quan đến hệ tiêu hóa Leave a comment

Tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn… là những triệu chứng mà một số người gặp phải khi mắc Covid-19, ngoài các vấn đề liên quan tới hô hấp.

Theo một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí trực tuyến Gut, hệ vi sinh vật đường ruột ảnh hưởng đến mức độ nhiễm bệnh của người mắc Covid-19. Đường ruột kém dễ dẫn đến các triệu chứng Covid-19 kéo dài. “Sự mất cân bằng trong cấu tạo của hệ vi sinh vật góp phần gây ra các triệu chứng viêm dai dẳng, được gọi là Covid-19 kéo dài”, các nhà nghiên cứu tiết lộ sau khi phát hiện ra thành phần hệ vi sinh vật đường ruột thay đổi đáng kể ở những bệnh nhân mắc Covid-19.

Hệ vi sinh vật đường ruột bị gián đoạn dẫn đến sự phân hủy biểu mô và gây viêm. Điều này làm tăng nồng độ men chuyển 2 (ACE2), mục tiêu của SARS-CoV-2. Hệ vi sinh vật đường ruột bị gián đoạn sẽ mất đi các vi sinh vật có lợi và trở thành nơi sinh sản của các vi sinh vật có khả năng gây hại.

Các triệu chứng tiêu hóa thường thấy ở bệnh nhân Covid-19 là tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng, chán ăn… Trong khítrào ngược axit, khó tiêu, ợ hơi, viêm ruột kết hoặc viêm ruột và xuất huyết tiêu hóa ít phổ biến.





Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và tác động của nó đối với các triệu chứng Covid-19 cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa hệ vi sinh vật đường ruột và tác động của nó đối với các triệu chứng Covid-19 cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Tiêu chảy

Triệu chứng tiêu chảy ở bệnh nhân Covid-19 không được báo cáo nhiều như sốt hoặc đau đầu. Theo ứng dụng Nghiên cứu triệu chứng Zoe Covid, tiêu chảy là một trong những triệu chứng rõ ràng của Covid-19 và không khác gì các vấn đề về dạ dày do rotavirus (tiêu chảy nặng) hoặc norovirus (viêm dạ dày ruột) gây ra. Trong trường hợp mắc Covid-19, trẻ bị tiêu chảy trong những ngày đầu. Tuy nhiên, mọi người cũng có thể bị tiêu chảy từng đợt nếu gặp phải tình trạng Covid-19 kéo dài. Ứng dụng cho biết 30% người lớn trên 35 tuổi bị tiêu chảy khi nhiễm coronavirus.

Đau bụng

Đau bụng không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của Covid-19. Một người nhiễm coronavirus có thể bị đau dạ dày trong những ngày đầu. Triệu chứng này không được báo cáo rộng rãi nhưng không thể loại trừ.

Buồn nôn và nôn

Thụ thể vật chủ của coronavirus, enzym chuyển đổi angiotensin, được tìm thấy trong biểu mô đường tiêu hóa. Đáng chú ý, một số bệnh nhân buồn nôn, nôn – biểu hiện lâm sàng đầu tiên của Covid-19 nhưng lại thường bị bỏ qua. Do đó, không chỉ phổi, đường tiêu hóa cũng có thể bị SARS-CoV-2 tấn công.





Tiêu chảy là một trong những triệu chứng rõ ràng của Covid-19.

Tiêu chảy là một trong những triệu chứng rõ ràng của Covid-19.

Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết tiêu hóa hoặc nôn ra máu là một dấu hiệu không phổ biến của Covid-19. Xuất huyết tiêu hóa gặp ở 3% bệnh nhân mắc Covid-19 phải nhập viện, và chảy máu xuất hiện trong thời gian nhập viện có liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn.

Chán ăn

Cứ ba người bị nhiễm Covid-19 thì có một người bỏ bữa, theo dữ liệu được thu thập bởi ứng dụng Nghiên cứu triệu chứng Zoe Covid. Mặc dù chán ăn thường thấy ở những người đang mệt mỏi nhưng mối liên hệ của triệu chứng này với Covid-19 rất đáng được quan tâm vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Theo các nhà nghiên cứu, chán ăn là dấu hiệu ban đầu của Covid-19. Đối với người lớn trên 35 tuổi, tình trạng này kéo dài trung bình bốn ngày nhưng có thể mất một tuần hoặc hơn nữa mới chấm dứt. Ở những người dưới 35 tuổi, dấu hiệu chán ăn có xu hướng chỉ kéo dài từ hai đến ba ngày.

Hệ vi sinh vật đường ruột thực hiện một số chức năng như điều hòa tiêu hóa, tạo năng lượng cho tế bào, sản xuất hormone, phá vỡ độc tố và kích hoạt hệ thống miễn dịch chống lại sự tấn công của virus. Nếu hệ vi sinh vật đường ruột bị xáo trộn, nó có thể gây ra tác động bất lợi đối với cơ thể. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột bao gồm: thuốc, chế độ ăn uống kém, ăn nhiều đường và căng thẳng.

Để giải quyết vấn đề này, người bệnh cần ăn uống khoa học, sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng và cần cố gắng giảm thiểu căng thẳng, lo âu trong quá trình nhiễm bệnh. Nếu tình trạng bệnh tăng nặng, F0 cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Ý Linh (Theo Times of India)

Trả lời