Bổ sung gì để bảo dưỡng khớp gối cho vận động viên? Leave a comment

Dù sức mạnh cơ xương khớp rất tốt, vận động viên lại là đối tượng có nguy cơ thoái hóa khớp gối do cường độ vận động cao hơn người bình thường.

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, vận động viên trẻ tuổi gặp chấn thương có nguy cơ bị thoái hóa khớp trước tuổi 40 cao hơn nhiều hơn so với những người đồng trang lứa không hoạt động thể thao quá mạnh. Hơn 80% cầu thủ bóng đá Mỹ có tiền sử chấn thương đầu gối sẽ phát triển bệnh viêm khớp gối vào 10-30 năm sau đó.





Mạnh mẽ trên sân cỏ nhưngcầu thủ lại là đối tượngdễ bị thoái hóa khớp. Ảnh: Shutterstock

Mạnh mẽ trên sân cỏ nhưngcầu thủ lại là đối tượngdễ bị thoái hóa khớp. Ảnh: Shutterstock

ThS.BS.CKII Trần Anh Vũ, Trưởng khoa Y học thể thao và Nội soi, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng xảy ra ở vận động viên thể thao chủ yếu là do tổn thương sụn khớp.

Trước những tác động cơ học lặp đi lặp lại với tần suất cao, cộng thêm áp lực từ tải trọng cơ thể, bộ khung tạo nên sụn khớp, bao gồm collagen type 2, nước và các protein khác của cầu thủ dễ bị tổn thương, trở nên suy yếu nhanh hơn người bình thường. Chính sự thay đổi trong cấu trúc sụn khớp đã làm mất đi tính ổn định của khớp gối, khiến ma sát giữa hai đầu xương tăng lên, dẫn đến thoái hóa khớp theo thời gian.

Cùng với đó, những chấn thương đến từ các pha va chạm, té ngã, chuyển tư thế đột ngột trong quá trình tập luyện và chơi thể thao như đứt dây chằng, rách sụn chêm, bong gân, trật khớp, gãy xương… không chỉ phá vỡ tính bền vững của cấu trúc khớp gối, mà còn khởi phát quá trình viêm âm ỉ mãn tính tại khớp, có thể hình thành các yếu tố tấn công và hủy hoại sụn khớp, xương dưới sụn, gây đau nhức và giảm dần chức năng khớp, đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp gối ở các cầu thủ, vận động viên.





Chấn thương, viêm khớp khiến khớp gối đau nhức, sưng, giảm vận động. Ảnh: Shutterstock

Chấn thương, viêm khớp khiến khớp gối đau nhức, sưng, giảm vận động. Ảnh: Shutterstock

“Vì vậy, ngoài việc chú ý yếu tố an toàn giúp giảm thiểu chấn thương, mục tiêu quan trọng hàng đầu là đảm bảo được sự nguyên vẹn và tính trơn láng của sụn khớp. Để đạt được mục tiêu này, việc bổ sung những dưỡng chất thiết yếu để thúc đẩy tiến trình phục hồi tổn thương, kích thích tái tạo sụn khớp là rất quan trọng”, Ths.BS Trần Anh Vũ nhấn mạnh.

Dưỡng chất bảo dưỡng khớp gối

Collagen type 2 là thành phần chủ chốt của sụn khớp, chiếm khoảng 70% trọng lượng sụn khô. Chúng có vai trò duy trì độ đàn hồi cho mô sụn, đồng thời giữ nước để bề mặt sụn luôn trơn láng. Nhờ đó giảm xóc, giảm ma sát cho các đầu xương, giúp khớp cử động nhẹ nhàng và linh hoạt, hạn chế tối đa chấn thương thể thao.

Do đó, dưỡng chất đầu tiên mà người tập luyện thể thao cường độ cao cần bổ sung vào gói dinh dưỡng hàng ngày chính là Collagen Type 2. Đối với dưỡng chất này, Bác sĩ Anh Vũ lưu ý, Collagen Type 2 có các dạng cấu trúc phân tử là Collagen Type 2 biến tính và Collagen Type 2 không biến tính với cơ chế hoạt động hoàn toàn khác nhau.

Người chơi thể thao nên lựa chọn sản phẩm chứa Collagen Type 2 không biến tính bởi ở dạng cấu trúc này, khi tiếp xúc với dịch tiêu hóa vẫn giữ nguyên được đặc tính sinh học vốn có, nhờ đó giúp điều hòa miễn dịch, giúp mang lại tác dụng tái tạo và bảo vệ các sợi Collagen type 2 trong sụn khớp tối ưu nhất.





Collagen Type 2 không biến tính giữ nguyên đặc tính sinh học giúp cơ thể dễ tái tạo sụn khớp. Ảnh: Shutterstock

Collagen Type 2 không biến tính giữ nguyên đặc tính sinh học giúp cơ thể dễ tái tạo sụn khớp. Ảnh: Shutterstock

Song song đó, dân thể thao cũng nên bồi dưỡng thêm cho khớp những dưỡng chất ưu việt khác như Eggshell Membrane, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… Nhóm dưỡng chất này khi kết hợp với Collagen Type 2 sẽ gia tăng tổng hợp chất nền cho sụn khớp (collagen và aggrecan), giúp duy trì bộ khung sụn khớp chắc khỏe, bề mặt sụn trơn láng, ức chế các yếu tố gây viêm, giúp giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối cho cầu thủ.

Ngoài việc chú trọng bổ sung những dưỡng chất chuyên biệt cho khớp, chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ dinh dưỡng vẫn là nền tảng cho sức khỏe xương khớp của các vận động viên thể thao. Tốt nhất nên đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu là lipid, glucid, protid, vitamin & khoáng chất.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu xuống mức thấp nhất nguy cơ thoái hóa khớp gối, các cầu thủ và những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cần uống đủ nước, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối và nói không với bia rượu, đồ uống chứa chất kích thích khác. Cần đến bệnh viện thăm khám và xử lý triệt để các chấn thương đầu gối xảy ra trong quá trình luyện tập, kể cả là chấn thương nhỏ nhất, bác sĩ Anh Vũ khuyến cáo.

Hường Nguyễn

Trả lời