Cách kiểm soát cơn đau hậu Covid-19 Leave a comment

Theo khuyến nghị của Bộ Y tế, kiểm soát hoạt động, cải thiện giấc ngủ và tinh thần giúp bệnh nhân hạn chế cơn đau sau mắc Covid-19.

Trong Hướng dẫn hồi phục chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc Covid-19 của Bộ Y tế mô tả, đau là triệu chứng thường gặp của những người hồi phục sau khi mắc Covid-19. Cơn đau có thể xuất hiện ở các vùng cụ thể (đau khớp, đau cơ, đau đầu, đau ngực hoặc đau bụng) hoặc đau toàn thân hoặc lan rộng. Cơn đau dai dẳng (kéo dài hơn 3 tháng) gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm gia tăng mức độ mệt mỏi đồng thời làm giảm khả năng tập trung và làm việc của bệnh nhân





Quy trình đau của bệnh nhân sau mắc Covid-19. Ảnh: Bộ Y tế

Quy trình đau của bệnh nhân sau mắc Covid-19. Ảnh: Bộ Y tế

Để cải thiện tình trạng đau sau mắc Covid-19, Bộ Y tế hướng dẫn:

– Sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn: Đối với đau khớp, đau cơ hoặc đau toàn thân, người bệnh có thể dùng các thuốc giảm đau không cần kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen sau khi ăn. Ngoài ra, cán bộ y tế có thể kê các loại thuốc giảm đau khác nếu các thuốc trên không có tác dụng.

– Kiểm soát hoạt động hợp lý: Người bệnh khó có thể loại bỏ hoàn toàn các cơn đau dai dẳng, tuy nhiên, hướng tới việc kiểm soát các cơn đau cho phép người bệnh cải thiện giấc ngủ và tham gia các hoạt động thiết yếu hàng ngày.

Đồng thời, sắp xếp các hoạt động hàng ngày là công cụ hiệu quả trong việc kiểm soát các cơn đau sau mắc Covid-19. Người bệnh có thể luyện tập các bài tập thể dục nhẹ để cơ thể giải phóng chất endorphin giúp giảm mức độ đau.

Cải thiện giấc ngủ: Ngủ ngon có thể giúp giảm các triệu chứng đau. Căn thời gian sử dụng thuốc giảm đau trùng với thời gian ngủ có tác dụng nếu cơn đau ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.

– Nghe nhạc thư giãn: Nghe nhạc thư giãn hoặc thiền cũng có thể giúp giảm mức độ đau.

– Không cố gắng quá sức: Đau là triệu chứng thường gặp và việc vượt qua cơn đau giống như giúp phá vỡ vòng luẩn quẩn. Tuy nhiên, người bệnh không nên cố gắng quá sức để vượt qua các cơn đau vì điều đó khiến người bệnh gặp tình trạng mệt mỏi sau gắng sức (PEM).

Ngoài ra, trong trường hợp gặp các triệu chứng đau cụ thể như đau ngực và mức độ đau trầm trọng sau khi hoạt động, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hồng Thảo (Theo Bộ Y tế)

Để lại một bình luận