Cơn bốc hỏa có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú Leave a comment

Người có các triệu chứng thời kỳ mãn kinh như bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm có thể giảm tới 50% nguy cơ ung thư vú theo nghiên cứu của Mỹ.

Ung thư vú xảy ra khi các tế bào ung thư ác tính được phát hiện trong mô vú. Tình trạng này thường phát triển từ các ống bên trong vú. Các tế bào ung thư sau đó có thể lan rộng ra toàn bộ vú và sang các bộ phận khác trên cơ thể. Phụ nữ mãn kinh thường có nguy cơ ung thư vú cao hơn và có mối liên hệ với những cơn bốc hỏa.

Cơn bốc hỏa phát triển khi nồng độ estrogen và progesterone bắt đầu thay đổi trước và trong thời kỳ mãn kinh. Cơn bốc hỏa gia tăng tần suất trong hai năm sau khi bạn bắt đầu mãn kinh, chúng có thể kéo dài 7 đến 11 năm hoặc lâu hơn.

Theo kết quả của một nghiên cứu được đăng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ (2016), nguy cơ ung thư vú sẽ gia tăng ở những người có nồng độ estrogen cao hơn. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, trong hơn 3.000 người tham gia nghiên cứu, có các triệu chứng của hội chứng vận mạch thời kỳ mãn kinh (VMS) như bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm giảm tới 50% nguy cơ ung thư vú.

Một nghiên cứu khác vào năm 2018 cho thấy, phụ nữ sau mãn kinh bị hội chứng này dai dẳng có nguy cơ chẩn đoán ung thư vú cao hơn nhưng giảm nguy cơ tử vong. Điều này có thể cho thấy sự hiện diện lâu hơn của các hormone ảnh hưởng đến sự phát triển của ung thư vú. Trong những trường hợp như trên, sự khởi phát của hội chứng vận mạch tuổi mãn kinh cũng có thể là do tamoxifen – một loại chất điều biến estrogen được sử dụng trong điều trị ung thư vú.





Các tế bào ung thư ác tính được phát hiện trong mô vú. Ảnh: Freepik

Các tế bào ung thư ác tính được phát hiện trong mô vú. Ảnh: Freepik

Điều trị các cơn bốc hỏa

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), để điều trị chứng bốc hỏa, có thể áp dụng các phương pháp không dùng nhiệt độ cao gồm: thuốc chống trầm cảm liều thấp (paroxetine) như một phương pháp điều trị chứng bốc hỏa, clonidine – một loại thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc điều trị chứng động kinh và đau như gabapentin và pregabalin, liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) – một loại tâm lý trị liệu.

Trong một số trường hợp, liệu pháp thay thế hormone (HRT) có thể được áp dụng nếu cơn bốc hỏa và các triệu chứng khác của thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, HRT không thích hợp cho tất cả bởi nó có thể làm phát triển ung thư vú cũng như các bệnh lý khác như: xuất hiện máu đông, bệnh tim, bệnh túi mật, loãng xương, sa sút trí tuệ. Nếu bác sĩ khuyên dùng liệu pháp thay thế hormone, người bệnh có thể bắt đầu với liều thấp nhất nhưng mang lại hiệu quả nhất. Đồng thời cân nhắc tất cả những rủi ro tiềm ẩn và lợi ích.

Ngoài các phương pháp điều trị y tế cũng có thể áp dụng một số liệu pháp điều trị bổ sung cho các cơn bốc hỏa như: châm cứu, bất huyệt, xông tinh dầu, massage. Thay đổi lối sống cũng là một cách giúp phụ nữ mãn kinh có thể giảm cơn bốc hỏa. Đó là cố gắng duy trì cân nặng vừa phải, hạn chế rượu và caffeine, tránh thức ăn cay, cố gắng bỏ thuốc lá nếu hút thuốc.

Các yếu tố nguy cơ ung thư vú

Sự phát triển của ung thư vú phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng nguy cơ ung thư vú có thể cao hơn ở các trường hợp như phụ nữ mới sinh, người mang một số đột biến gene nhất định có nguy cơ 5-10% ung thư vú, tiền sử gia đình có người bị ung thư vú, có tiền sử về u lành tính hoặc ác tính, trước đó đã điều trị bức xạ cho vùng ngực, bắt đầu hành kinh trước 12 tuổi, người đã tiếp xúc với diethylstilbestrol (DES) trong khi mang thai, bắt đầu mãn kinh sau 55 tuổi.

Một số yếu tố lối sống cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú là thừa cân hoặc béo phì, uống rượu, không hoạt động thể chất đủ, dùng nội tiết tố ngừa thai, dùng liệu pháp thay thế hormone cho thời kỳ mãn kinh, không bao giờ cho con bú.

Ngoài ra một số yếu tố khác cũng tiềm ẩn nguy cơ ung thư vú. Đó là ăn một chế độ ăn nhiều chất béo, làm ca đêm, tiếp xúc với các hóa chất môi trường, tiếp xúc với khói thuốc lá.

Mai Cát
(Theo Healthline)

Trả lời