Cơn ho gây nôn mửa có nguy hiểm? Leave a comment

Ho gây nôn mửa có thể do viêm đường hô hấp, viêm họng nặng hoặc là dấu hiệu của một số dấu hiệu bệnh lý khác cần thăm khám và điều trị.

Ho là cách cơ thể cố gắng đưa chất nhầy, chất lạ và vi khuẩn gây bệnh cho phổi. Ho cũng xảy ra do người dị ứng với các chất kích thích gây dị ứng trong môi trường sống. Tuy nhiên, theo tờ Healthline, một số bệnh lý có thể gây ho nôn mửa ở người trưởng thành và trẻ nhỏ cần được lưu ý.

Nguyên nhân gây ho nặng nôn mửa

Ở người trưởng thành, cơn ho nặng gây nôn mửa có thể là dấu hiệu của bệnh lý cấp tính, bệnh lý tạm thời hay dị ứng. Các nguyên nhân gây ho nôn mửa như hút thuốc lá, bệnh hen suyễn và hen suyễn. Trẻ em bị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, hen suyễn dạng ho, chảy nước mũi sau và trào ngược axit cũng gặp phải triệu chứng ho gây nôn mửa tương tự như ở người lớn.

Bệnh nhân mắc trào ngược axit và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể bị kích ứng ở thực quản dưới, gây ho và đau họng. Ho mạn tính còn do một số thuốc điều trị huyết áp, suy tim…





Cơn ho gây nôn mửa thường do các bệnh lý viêm đường hô hấp hoặc do các bệnh lý tiềm ẩn gây ra, cần thăm khám sớm. Ảnh: Freepik

Cơn ho có thể kèm theo nôn mửa. Ảnh: Freepik

Thông thường, nôn mửa do ho không cần thăm khám cấp cứu. Tuy nhiên, người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ sớm nếu nhận thấy các dấu hiệu như ho ra máu; ho bị khó thở hoặc thở nhanh; có triệu chứng mất nước; môi, mặt hoặc lưỡi bị xanh tái.

Bác sĩ hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải như ợ chua, sốt và đau cơ để xác định xem có bị trào ngược axit, GERD, cảm lạnh thông thường hay cúm không. Người bệnh có thể được yêu cầu chụp X-quang ngực và xoang; chụp CT để loại trừ khả năng bị nhiễm trùng phổi hoặc đường hô hấp. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm đo phế dung, kiểm tra nội soi phế quản để chẩn đoán sức khỏe phổi, đường dẫn khí và đường mũi.

Một số cách cải thiện

Để làm dịu cơn ho nặng gây nôn mửa, bác sĩ có thể kê toa thuốc điều trị bệnh về mũi và họng như thuốc thông mũi, glucocorticoid để trị hen suyễn, dị ứng. Thuốc giãn phế quản dạng hít, thuốc kháng histamine, thuốc giảm ho; kháng sinh cũng giúp cải thiện tình trạng. Trong hầu hết trường hợp, bệnh nhân nghỉ ngơi và uống nước đầy đủ nhằm giảm triệu chứng và dứt cơn ho nôn mửa.

Người bệnh nên kiêng thuốc lá hoặc nên trao đổi với bác sĩ về kế hoạch cai thuốc phòng các cơn ho nặng gây nôn. Rửa tay thường xuyên, trang bị máy lọc không khí giúp giữ môi trường sống thoáng mát, sạch bụi, khỏi các chất kích ứng hóa học gây dị ứng cho đường thở.

Dùng gừng, bạc hà hay uống mật ong là một số cách chữa ho tự nhiên tại nhà bạn có thể áp dụng. Bạn uống trà gừng, trà mật ong hay trà bạc hà ấm để giảm kích ứng cổ họng; hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng tinh dầu xông mũi và họng phù hợp. Đối với trẻ em bị ho, cha mẹ cho trẻ uống nửa muỗng mật ong. Báo cáo nghiên cứu từ trường Cao đẳng Bác sĩ gia đình (Canada) cho thấy, người lớn cho trẻ uống mật ong trước giờ đi ngủ giảm ho hiệu quả. Trẻ dưới 2 tuổi không nên trị ho bằng mật ong bởi có thể gây ngộ độc.

Mai Chi
(Theo Healthline)

Trả lời