Mức đường huyết bình thường ở người bệnh tiểu đường Leave a comment

Những người mắc bệnh đái tháo đường nên kiểm soát lượng đường trong máu 80-130 mg/dL khi đói và dưới 180 mg/dL khoảng 1-2 giờ sau ăn.

Bệnh tiểu đường làm cho cơ thể bị suy giảm khả năng sản xuất hoặc đáp ứng với hormone insulin. Những người mắc bệnh tiểu đường loại một có tuyến tụy không sản xuất insulin. Những người mắc bệnh tiểu đường loại hai có các tế bào trong cơ thể đề kháng với insulin hoặc tuyến tụy làm chậm hoặc ngừng sản xuất mức insulin thích hợp. Cả hai loại bệnh tiểu đường này đều có thể dẫn đến mức đường huyết bất thường.

Nồng độ bình thường trong máu có thể dao động tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu được sử dụng nhưng thường ít có sự khác biệt quá lớn. Mức đường ở người bình thường không giống với người mắc bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu ở người bình thường khoảang 72-99 mg/dL khi đói và 140 mg/dL sau khi ăn khoảng 2 giờ. Những người mắc bệnh tiểu đường có mức đường huyết được kiểm soát tốt lúc đói khoảng 100 mg/dL hoặc ít hơn và 180 mg/dL khoảng 2 giờ sau khi ăn.

Nếu bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, người bệnh có thể có mức đường huyết cao hơn rất nhiều khoảng 200-400 mg/dL. Một số người bị bệnh tiểu đường có lượng đường trong máu cao hơn nhiều. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, những người mắc bệnh đái tháo đường nên có lượng đường trong máu 80-130 mg/dL trước khi ăn (lúc đói) và dưới 180 mg/dL khoảng 1-2 giờ sau bữa ăn. Khoảng đường huyết cao đối với những người không mắc bệnh tiểu từ 140 mg/dL, trong khi những người đang điều trị bệnh tiểu đường có mức cao từ 180 mg/dL.





Mức đường huyết bình thường ở người bệnh tiểu đường

Khi nào lượng đường trong máu nguy hiểm?

Lượng đường trong máu cao có thể nguy hiểm, thường gây ra các triệu chứng đi tiểu nhiều, khát và đói quá mức và giảm cân. Theo thời gian, lượng đường trong máu cao này có thể khiến tầm nhìn mờ, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, tổn thương thận và mắt, nguy cơ đau tim và đột quỵ cao hơn.

Lượng đường trong máu rất cao (ví dụ 1.000 mg/dL trở lên) có thể gây nhiễm toan ceton do tiểu đường, có thể dẫn đến mất ý thức và đe dọa tính mạng. Phương pháp điều trị lượng đường trong máu cao quá mức truyền dịch tĩnh mạch và insulin.

Các triệu chứng đường huyết thấp cũng có thể nguy hiểm và gây ra các vấn đề như đói, lo lắng, mồ hôi, chóng mặt và thậm chí nhầm lẫn, nếu không được điều trị, lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) có thể dẫn đến vô thức, co giật, hôn mê hoặc tử vong. Mức đường huyết thấp bắt đầu từ 70 mg/dL trở xuống.

Những người bị bệnh tiểu đường dùng quá nhiều thuốc (insulin) nhưng ăn ít hơn hoặc tập thể dục nhiều hơn bình thường có thể bị hạ đường huyết. Mặc dù hiếm hơn nhiều, hạ đường huyết có thể phát triển ở một số người không mắc bệnh tiểu đường khi họ dùng thuốc của người khác, uống quá nhiều rượu hoặc bị viêm gan, một khối u hiếm của tuyến tụy (u tuyến tụy ).

Phương pháp điều trị hạ đường huyết là uống đường (150 gram đường, ví dụ một muỗng canh đường, mật ong, xi-rô ngô hoặc dịch truyền tĩnh mạch có chứa đường huyết. Sau 15 phút thực hiện một trong những cách này, bạn cần kiểm tra lại lượng đường huyết.

Để kiểm soát mức đường huyết, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống. Người bệnh không nên ăn các loại thực phẩm giàu carbohydrate và đường như khoai tây chiên bơ, thực phẩm béo, kẹo và các món tráng miệng có đường như bánh phủ kem.

Sử dụng ứng dụng hoặc nhật ký ghi lại chỉ số đường huyết để giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường loại một hoặc loại hai. Sử dụng bộ dụng cụ thử đường huyết tại nhà để lấy kết quả xét nghiệm đường huyết. Ngoài ra, ghi lại bất kỳ thay đổi nào trong các triệu chứng theo thời gian. Sổ nhật ký sẽ cho phép bạn và bác sĩ của bạn sửa đổi các phương pháp điều trị (ví dụ lượng insulin cần dùng) và các hành động để có được sự quản lý tốt nhất đối với bệnh tiểu đường của bạn.

Kim Uyên
(Theo Medicinenet)

Trả lời

1.4904