Ngưng thở khi ngủ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe Leave a comment

Chữa trị chứng ngưng thở khi ngủ, các vấn đề huyết áp, tim mạch, tiêu hóa, hen suyễn, sức khỏe tinh thần… cũng được cải thiện.

Ngưng thở khi ngủ (OSA) làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác như huyết áp cao và tiểu đường, thậm chí gây nguy hiểm khi tham gia giao thông. Theo WebMD (Mỹ), khi chữa khỏi chứng ngưng thở khi ngủ, các dấu hiệu sau cũng sẽ cải thiện.

Dưới đây là 11 vấn đề sức khỏe có thể gặp phải nếu bị ngưng thở khi ngủ.

Cao huyết áp

Ngưng thở khi ngủ có thể khiến bệnh cao huyết áp phát triển nghiêm trọng hơn; thường xuyên thức giấc gây căng thẳng cho cơ thể khiến hệ thống hormone hoạt động quá mức, dẫn đến tăng huyết áp. Ngoài ra, mức oxy trong máu giảm khi nhịp thở không ổn định có thể nguy hiểm cho người bệnh. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được điều trị phù hợp. Người bị huyết áp cao chữa chứng ngưng thở khi ngủ đồng thời sẽ dần bình ổn huyết áp.

Bệnh tim

Ngưng thở khi ngủ còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, gây đột quỵ, rung tâm nhĩ, nhịp tim nhanh cũng có liên quan đến tình trạng này. Chứng ngưng thở khi ngủ gây gián đoạn quá trình tiếp nhận oxy, khiến não khó kiểm soát cách máu lưu thông đến các động mạch và não bộ.

Bệnh tiểu đường loại hai

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại hai, ngưng thở khi ngủ ở một số người. Mặc dù các nghiên cứu không chỉ ra mối liên hệ nguyên nhân và kết quả giữa chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh tiểu đường loại 2, nhưng việc mất ngủ có thể khiến cơ thể không được sử dụng insulin đúng cách gây mắc bệnh tiểu đường.

Tăng cân

Thừa cân có thể gây tích tụ mỡ ở cổ làm tắc thở vào ban đêm. Mặt khác, chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone ghrelin khiến bạn thèm ăn chất bột đường, đồ ngọt. Khi mệt mỏi, cơ thể khó chuyển thức ăn thành năng lượng một cách hiệu quả, có thể dẫn đến tăng cân.

Điều trị bệnh giúp cải thiện thể trạng, có thêm năng lượng cho hoạt động thể chất và các hoạt động khác. Khi giảm cân thành công, bạn cũng giảm chứng ngưng thở khi ngủ.

Hội chứng chuyển hóa

Đây là một nhóm các tình trạng sức khỏe có liên đới với OSA. Hội chứng chuyển hóa nghĩa là bạn có ít nhất ba trong số các tình trạng sau: lượng đường trong máu cao, mức cholesterol HDL “tốt” thấp, mức độ cao của chất béo trung tính (triglyceride), mỡ quanh eo, huyết áp cao. Hội chứng chuyển hóa có thể khiến bạn dễ mắc bệnh tim, tiểu đường hoặc đột quỵ. Người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ về cách điều trị và thay đổi lối sống lành mạnh.

Buồn ngủ giấc sáng

Cảm thấy mệt mỏi vào ban ngày là một triệu chứng phổ biến của OSA, ảnh hưởng nghiêm trọng lên tâm trạng đến cách suy nghĩ. Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ giúp cải thiện giấc ngủ và tiếp thêm năng lượng sinh hoạt trong ngày.





Mệt mỏi và buồn ngủ khi thức dậy khiến bạn giảm năng lượng, khó tập trung. Ảnh: Freepik

Mệt mỏi và buồn ngủ khi thức dậy khiến bạn giảm năng lượng, khó tập trung. Ảnh: Freepik

Bệnh hen suyễn ở người lớn

Khoa học chưa chứng minh được bệnh có liên quan đến OSA, nhưng những người được điều trị chứng ngưng thở khi ngủ cảm thấy họ cũng ít bị lên cơn hen hơn.

Trào ngược axit

Chưa có nghiên cứu cụ thể cho thấy chứng ngưng thở khi ngủ gây ra loại chứng ợ nóng. Các bác sĩ điều trị mất ngủ cho biết, điều trị ngưng thở khi ngủ có thể cải thiện các triệu chứng trào ngược.

Tai nạn ô tô

Khi bạn cảm thấy bất ổn và thiếu tỉnh táo, hãy dừng lái xe. Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ bị tai nạn giao thông cao hơn so với những người ngủ bình thường.

Mất trí nhớ

Người cao tuổi mắc chứng ngưng thở khi ngủ có xu hướng suy giảm trí nhớ hoặc mắc vấn đề về suy nghĩ hơn những người khác ở cùng độ tuổi. Đây là chứng suy giảm nhận thức nhẹ (MCI). Nghiên cứu cho thấy, tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ có thể xuất hiện sớm hơn khi người lớn tuổi mắc chứng rối loạn nhịp thở khi ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Điều trị giúp trì hoãn tình trạng suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.





Người cao tuổi cần được lưu ý chữa trị OSA nhằm cải thiện và phòng tránh suy giảm trí nhớ. Ảnh: Freepik

Người cao tuổi cần được lưu ý chữa trị ngưng thở khi ngủ nhằm cải thiện và phòng tránh suy giảm trí nhớ. Ảnh: Freepik

Suy nhược

Ngủ không ngon giấc có thể khiến bạn dễ rơi vào trầm cảm gây nguy cơ mất ngủ. Nếu bạn bị ngưng thở lúc ngủ và cảm thấy buồn bã kéo dài thì nên đến gặp chuyên gia tư vấn sức khỏe để có phương pháp cải thiện tâm trạng và giấc ngủ.

Mai Trinh
(Theo WebMD)

Trả lời

1.4310