Người bệnh tiểu đường có nên ăn chuối? Leave a comment

Chuối chứa chất xơ, vitamin, khoáng chất, song lại nhiều chất bột đường nên người tiểu đường ăn với lượng vừa phải, có thể chọn chuối xanh để ít tăng đường huyết.

Trái cây và rau quả chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng một số loại có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Mặc dù là loại trái cây tốt cho sức khỏe nhưng chuối lại chứa khá nhiều đường và tinh bột (carbs) dễ làm tăng lượng đường trong máu.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), một quả chuối trung bình (khoảng 126 gram) chứa 29 gram carbs và 112 calo. Carbs ở dạng đường, tinh bột và chất xơ. Một quả chuối trung bình chứa khoảng 15 gram đường. Ngoài tinh bột và đường, một quả chuối trung bình chứa 3 gam chất xơ.

Hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất xơ trong chuối có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho người mắc bệnh tiểu đường, có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbs.

Để xác định thực phẩm chứa carb sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, bạn nên xem chỉ số đường huyết (GI) của nó. Chuối có từ thấp đến trung bình trên thang GI (42-62), tùy thuộc vào độ chín. Do đó, người bệnh tiểu đường có thể ăn chuối nhưng không nên quá nhiều.

Một nghiên cứu phát hiện ra rằng khẩu phần chuối không ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu ngay sau khi ăn, khẩu phần ăn này vào mỗi buổi sáng làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói.





Chuối có nhiều

Chuối chín có chứa nhiều đường và tinh bột. Ảnh: Freepik

Lượng carbs loại này trong chuối thay đổi tùy thuộc vào độ chín. Tác dụng của chuối đối với lượng đường trong máu phụ thuộc vào độ chín của nó.

Chuối xanh hoặc chưa chín chứa ít đường và nhiều tinh bột kháng hơn. Tinh bột kháng là những chuỗi dài của glucose (tinh bột), hoạt động tương tự như chất xơ và sẽ không làm tăng lượng đường trong máu. Chúng có thể giúp nuôi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe trao đổi chất và quản lý lượng đường trong máu tốt hơn. Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tinh bột kháng có thể có tác dụng có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, chẳng hạn như cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm.

Bên cạnh độ chuối của chín, ăn bao nhiêu chuối cũng rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Ăn càng nhiều, bạn càng nhận được nhiều carbs. Một quả chuối lớn hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đến lượng đường trong máu gọi là tải lượng đường huyết của thực phẩm (GI). Chuối có kích thước khác nhau từ khoảng 18,5-35 gram. Một quả chuối đã chín hoàn toàn với GI là 62, thì GL có thể dao động từ 11 đối với quả chuối rất nhỏ đến 22 đối với quả chuối rất lớn. GL từ 11 đến 19 là trung bình và 20 trở lên là cao.

Để lượng đường trong máu không tăng quá nhiều, người bệnh tiểu đường nên biết kích thước của nó.

Trái cây như chuối là thực phẩm lành mạnh có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, có thể dùng trong chế độ ăn uống ngay cả khi bị tiểu đường. Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) gợi ý những người mắc bệnh tiểu đường nên kết hợp trái cây vào chế độ ăn uống có kiểm soát.

Kim Uyên
(Theo Healthline, Medical News today)

Trả lời