Nguy cơ tử vong cao với F0 có huyết khối Leave a comment

Những người mắc Covid-19 có huyết khối ác tính từ trước dễ tử vong vì hệ thống miễn dịch suy giảm.

Trong một nghiên cứu trên Báo cáo Khoa học Sức khỏe gần đây, các nhà nghiên cứu điều tra các yếu tố nguy cơ ở những cá nhân bị huyết khối, đồng thời mắc Covid-19. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Taleghani (Iran), các chuyên gia đã phân tích bệnh sử, bệnh đi kèm, phác đồ hóa trị liệu và giai đoạn điều trị huyết học ở bệnh nhân. Những bệnh nhân có tiền sử cấy ghép tế bào gốc tạo máu và mắc bệnh phổi sẽ không được tham gia nghiên cứu.





Những bệnh nhân có huyết khối ác tính dễ tử vong do Covid-19 hơn. Ảnh: Shutterstock

Những bệnh nhân có huyết khối ác tính dễ tử vong do Covid-19 hơn. Ảnh: Shutterstock

Những người tham gia được chụp CT để xác nhận chính xác họ mắc Covid-19. Các xét nghiệm khác cũng được thực hiện để thu thập đầy đủ dữ liệu về công thức máu (CBC), chức năng gan và thận, tốc độ lắng hồng cầu (ESR), protein phản ứng C (CRP)…

Các bệnh nhân tham gia mắc nhiều loại bệnh, do đó được phân chia dựa trên giai đoạn điều trị của họ. Họ thường mắc bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính (AML), bạch cầu cấp tính dòng lympho (ALL), u lympho Hodgkin, đa u tủy, hội chứng rối loạn sinh tủy, bạch cầu tế bào lông và bạch cầu lymphocytic.

Tổng số bệnh nhân tham gia là 194 người. Sau quá trình xét nghiệm và nghiên cứu, kết quả cho thấy những bệnh nhân Covid-19 có huyết khối nhập viện ICU có khả năng tử vong cao nhất. Trong khi đó, một số nghiên cứu chỉ ra nam giới có thể nhiễm Covid-19 nghiêm trọng hơn phụ nữ, điều này gần như không xảy ra ở những bệnh nhân bị các huyết khối ác tính.

Trên thực tế, một phụ nữ với tình trạng sức khỏe bình thường có nguy cơ tử vong cao hơn nam giới 3,48 lần. Tuổi tác cũng liên quan đến vấn đề tử vong, trong khi đó, thời gian nằm viện có thể giảm nguy cơ tử vong cho họ.

Một số dấu hiệu viêm khác nhau cũng có thể liên quan đến tỷ lệ tử vong của bệnh nhân. Ví dụ, ESR liên quan đến tăng nguy cơ tử vong ở ALL, hội chứng loạn sản tủy, bạch cầu tế bào lông và bệnh nhân tăng bạch cầu lymphocytic.

Tương tự, nồng độ LDH cao liên quan đến tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân ung thư hạch và bệnh đa u tủy. Nồng độ ferritin tăng là một dấu hiệu tử vong đáng kể ở bệnh nhân đa u tủy. Mức fibrinogen cao hơn ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong nói chung. Hơn nữa, mức ESR, LDH và fibrinogen cao có thể tác động đến độ bão hòa oxy thấp hơn.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong của F0. Việc xác định giúp cải thiện quá trình phân loại bệnh nhân, đặc biệt là nhóm bệnh nhân có huyết khối ác tính để nhân viên y tế chăm sóc tốt hơn.

Thanh Thư (theo Medical News Today)

Trả lời