Rối loạn mỡ máu khiến bệnh nhân Covid-19 dễ trở nặng Leave a comment

Người rối loạn mỡ máu làm tăng nguy cơ nhập viện, tử vong ở bệnh nhân Covid-19, đồng thời cũng có thể làm tăng biến cố tim mạch sau khi khỏi bệnh.

Theo bác sĩ Phạm Mạnh Hoàn – Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, rối loạn lipid máu trước hết là môi trường thuận lợi để virus nCoV xâm nhập vào cơ thể thông qua các thụ thể men chuyển 2 (ACE2). Nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, biểu hiện của men chuyển ACE2 ở mô mỡ dưới da và nội tạng (bao gồm: gan, ruột, dạ dày, lòng động mạch) cao hơn ở mô phổi – một mô đích chính bị ảnh hưởng bởi nCoV.





Sự bất thường các chỉ số cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol và Triglyceride khiến mỡ máu bị rối loạn. Ảnh: Shutterstock

Sự bất thường các chỉ số cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol và Triglyceride khiến mỡ máu bị rối loạn. Ảnh: Shutterstock

Điều này cho thấy một cơ chế là khi cholesterol máu tăng, số mảng lipid trên bề mặt tế bào nội mạc trong lòng mạch cũng gia tăng, đồng nghĩa với số lượng các thụ thể ACE2 cũng tăng lên. Đây chính là điều kiện lý tưởng để SARS-CoV-2 xâm nhập và phá hủy các tế bào nội mô bên trong cơ thể bệnh nhân.

Bên cạnh đó, khi mỡ máu tăng cao (đặc biệt là tăng LDL-cholesterol) sẽ làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm tổn thương các tế bào nội mạc mạch máu, tạo điều kiện cho SARS-CoV-2 xâm nhập vào mạch máu. Sau đó di chuyển đến các mô cơ quan khác nhau của cơ thể.

Không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, rối loạn mỡ máu còn làm tăng nguy cơ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân Covid-19. Nguyên nhân là khi LDL-c & Triglyceride tăng cao, đồng thời HDL-c giảm thấp sẽ thúc đẩy rối loạn chức năng và hoạt hóa nội mô, dẫn đến sự gia tăng của các yếu tố gây viêm và các loại phản ứng oxy hóa, gây viêm mô mỡ. Tăng lipid máu cũng làm rối loạn tín hiệu của hệ thống miễn dịch, hình thành cơn bão cytokine (hiện tượng sản xuất quá mức các chất tiền viêm Interleukine-6, leptin, TNF-α,…), gây ra các bệnh cảnh toàn thân trầm trọng. Cụ thể là tình trạng đông máu nội mạch lan tỏa (DIC), hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS), huyết áp thấp, suy đa cơ quan và nếu kết hợp thêm tình trạng xơ vữa động mạch do rối loạn mỡ máu sẽ tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong.





SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ quan đích thông qua men ACE2 rồi tiến hành sao chép, nhân bản và tấn công cơ thể. Ảnh: Researchgate

SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ quan đích thông qua men ACE2 rồi tiến hành sao chép, nhân bản và tấn công cơ thể. Ảnh: Researchgate

Ngoài ra, một nghiên cứu trên 153.760 bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ cũng cho thấy, trong vòng một năm sau khi khỏi bệnh, nguy cơ người bệnh gặp phải biến cố tim mạch (như thiếu máu cục bộ, bệnh mạch vành, các rối loạn liên quan đến huyết khối, suy tim…) cũng tăng lên 1,5 – 2,9 lần. Do đó, bác sĩ Phạm Mạnh Hoàn khuyến cáo, bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 kèm theo chứng rối loạn lipid máu cần được theo dõi chặt chẽ để giảm thiểu nguy cơ tăng nặng và hạn chế gặp phải những di chứng tim mạch do Covid-19 để lại.

Cách giúp F0 bị rối loạn mỡ máu giảm thiểu di chứng Covid-19

Theo Bác sĩ Phạm Mạnh Hoàn, bên cạnh việc điều trị theo phác đồ dành riêng cho F0, người bệnh cần phối hợp chặt chẽ và đồng bộ các giải pháp chăm sóc sức khỏe để kiểm soát tốt tình trạng rối loạn mỡ máu, phòng tránh các biến cố tim mạch nguy hiểm.

Trước tiên, người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh với một chế độ dinh dưỡng hợp lý và chương trình tập luyện đều đặn. Đối với chế độ dinh dưỡng, nên hạn chế các loại thực phẩm nhiều cholesterol như nội tạng động vật (gan, não…), thịt đỏ, bơ, lòng đỏ trứng, phô mai… Thay vào đó, nên tăng cường nhóm thực phẩm có lợi cho tim mạch như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, rau củ quả tươi (rau muống, rau cải, rau ngót, xoài, đu đủ, chuối…), sữa đậu nành, đậu phụ… Đặc biệt, người bệnh nên bỏ hút thuốc lá, không lạm dụng rượu bia vì những chất kích thích này có thể làm rối loạn chuyển hóa của cơ thể, khiến mỡ trong máu tăng lên.

Song song với chế độ ăn uống khoa học, F0 có rối loạn mỡ máu nên duy trì thói quen tập thể dục điều độ mỗi ngày bởi vận động thường xuyên có thể góp phần tiêu hao mỡ máu. Những bộ môn nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đạp xe, đi bộ dưới nước… sẽ phù hợp với tình trạng sức khỏe người bệnh Covid-19.

Nếu phải dùng thuốc điều trị, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay tăng liều lượng thuốc theo kinh nghiệm hoặc gợi ý của người thân, bạn bè. Trường hợp có các dấu hiệu như đau thắt ngực, khó thở, tê hoặc yếu nửa người, thay đổi giọng nói… bệnh nhân cần thăm khám kịp thời vì rất có thể đây là biến chứng của rối loạn mỡ máu.





Bệnh nhân cần được thăm khám khi có các dấu hiệu nghi ngờ biến cố tim mạch. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Bệnh nhân cần được thăm khám khi có các dấu hiệu nghi ngờ biến cố tim mạch. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Cùng với lối sống khoa học và phác đồ chữa trị y khoa, bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 có thể bổ sung thêm hoạt chất sinh học thiên nhiên có tác dụng góp phần tăng hoạt hóa receptor tế bào, hỗ trợ kiểm soát mỡ máu hiệu quả hơn. Cụ thể như tinh chất GDL-5 (policosanol) được tinh chiết từ phấn mía Nam Mỹ. GDL-5 có khả năng điều hòa cholesterol bằng cơ chế hoạt hóa receptor tế bào, giảm tổng hợp PCSK9, hạn chế ngưng kết tiểu cầu, nhờ đó thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol một cách tự nhiên, vừa làm giảm đáng kể số lượng LDL-c (cholesterol “xấu”), vừa tăng số lượng HDL-c (cholesterol “tốt”) trong máu, giúp cân bằng các chỉ số mỡ máu một cách an toàn.

Theo bác sĩ Hoàn, thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 26% người trong độ tuổi 25-74 bị rối loạn mỡ máu (máu nhiễm mỡ). Đây cũng là nhóm đối tượng cần chủ động thăm khám, kiểm soát các chỉ số mỡ máu để giảm thiểu nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 và mắc các di chứng nặng nề hậu Covid-19, bác sĩ Hoàn nhấn mạnh.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ, kết quả từ 28 nghiên cứu trên 12.995 bệnh nhân Covid-19 cho thấy, những F0 bị rối loạn mỡ máu có nguy cơ bệnh nghiêm trọng tăng gấp 1,27 lần và nguy cơ tử vong gấp 2,13 lần so với những bệnh nhân không bị rối loạn mỡ máu. Thống kê của CDC, Mỹ dựa trên các nghiên cứu lâm sàng cũng nêu rõ, rối loạn mỡ máu là trong 6 nhóm bệnh nền làm tăng nguy cơ nhập viện, cần chăm sóc đặc biệt (ICU), đặt nội khí quản hoặc thở máy và tử vong.

Hường Nguyễn

Trả lời