Rụng tóc nhiều có phải là dấu hiệu bệnh ung thư? Leave a comment

Rụng tóc không phải là triệu chứng điển hình của ung thư mà thường bệnh nhân ung thư sẽ bị rụng tóc sau quá trình xạ trị, hóa trị.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thúy Tươi, chuyên gia cao cấp về chăm sóc sức khỏe giới tính, chỉ có một số ít bệnh ung thư có thể gây rụng tóc như ung thư bạch huyết (Hodgkin’s lymphoma). Còn lại, rụng tóc nhiều không phải là triệu chứng bệnh ung thư. Phần lớn bệnh nhân ung thư bị rụng tóc là do tác dụng phụ của quá trình điều trị bằng hóa trị, xạ trị.

Tiến sĩ Lê Thúy Tươi giải thích, các loại thuốc hóa trị hay liệu pháp xạ trị được sử dụng để tiêu diệt và ngăn cản sự phát triển tế bào ung thư, tuy nhiên, chúng lại không phân biệt được đâu là tế bào ung thư và tế bào lành của cơ thể. Kết quả là chúng tiêu diệt luôn các tế bào mầm tóc, dẫn đến tình trạng tóc rụng liên tục và lâu mọc lại.





Bệnh nhân ung thư trải qua quá trình hóa trị, xạ trị thường bị rụng tóc. Ảnh: Shutterstock

Bệnh nhân ung thư trải qua quá trình hóa trị, xạ trị thường bị rụng tóc. Ảnh: Shutterstock

Theo thông tin của bệnh viện Mayo Clinic, tóc thường bắt đầu rụng sau 2-4 tuần thực hiện hóa trị điều trị ung thư. Mức độ rụng tóc tùy thuộc vào loại thuốc, liều dùng và cơ địa của mỗi người bệnh. Hiện tượng rrụng tóc do hóa trị có thể xảy ra từ từ hoặc đến rất nhanh, có thể rụng toàn bộ hoặc chỉ rụng từng mảng.

Người bệnh cũng không nên quá lo lắng bởi tình trạng rụng tóc sau hóa trị chỉ là tạm thời. Tóc sẽ bắt đầu mọc trở lại sau khi kết thúc quá trình điều trị từ 3-6 tháng. Khi tóc mọc trở lại có thể có một số thay đổi về màu sắc hoặc cấu trúc như tóc trở nên xoăn hơn, sợi tóc mỏng đi… do tế bào mầm tóc vẫn còn yếu, chưa kịp hồi phục.





Hình ảnh mô tả cấu tạo của sợi tóc, trong đó tế bào mầm tóc được ví như mầm sống giúp hình thành và phát triển một sợi tóc.

Hình ảnh mô tả cấu tạo của sợi tóc, trong đó tế bào mầm tóc được ví như “mầm sống” giúp hình thành và phát triển một sợi tóc. Ảnh minh hoa

Cách chăm sóc tóc cho người bệnh ung thư

Bác sĩ Tươi cho biết, để giúp tóc mọc nhanh, sớm che phủ khoảng trống trên da đầu, lấy lại sự tự tin sau khi kết thúc hóa trị, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, giữ tâm lý thoải mái. Ưu tiên lựa chọn các loại dầu gội dịu nhẹ, không chứa các chất như sulfate, paraben, silicon làm hại tóc. Thường xuyên đội mũ, che chắn cho tóc khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời cũng rất cần thiết.

Trong thời gian chờ tóc hồi phục, tránh tác động lên tóc bằng các loại hóa chất hoặc nhiệt độ cao (như uốn, duỗi, nhuộm). Khi đi ngủ, người bệnh có thể sử dụng khăn trùm để làm gọn tóc. Dùng vỏ gối có chất liệu lụa hoặc cotton thay vì vỏ gối bằng nilon giúp tránh kích ứng da đầu.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, chú trọng vào nhóm thực phẩm giàu biotin, kẽm, sắt, omega-3, vitamin E…. có lợi cho sự tăng trưởng của tóc. Việc bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt riêng cho nam và nữ, có khả năng tác động và kích thích tế bào mầm tóc phát triển, sẽ giúp “hồi sinh” mái tóc tốt hơn.

Qua một số nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện tinh chất cynatine chứa một loại protein gọi là keratin – thành phần chiếm 80% cấu trúc sợi tóc. Với hoạt tính sinh học cao, được tinh chiết bằng công nghệ cao, cynatine sẽ cung cấp các axit amin với tỷ lệ tương tự keratin cho tóc góp phần bảo vệ và tăng trưởng tế bào mầm tóc. Cynatine nếu kết hợp với các tinh chất thiên nhiên có thể cân bằng nội tiết, thúc đẩy tế bào mầm tóc phát triển.

Để tóc phục hồi sau quá trình điều trị ung thư cần một khoảng thời gian khá dài và kết hợp nhiều biện pháp chăm dưỡng. Do đó, người bệnh cần kiên nhẫn, đừng vội nản lòng khi thấy tóc chưa mọc trở lại.

Trinh Ngô

Trả lời