Tại sao trẻ nhiễm sốt xuất huyết phải xét nghiệm máu nhiều lần? Leave a comment

Con tôi 2 tuổi, nhiễm sốt xuất huyết nên nhập viện điều trị, lấy máu xét nghiệm mỗi ngày, đau đớn, quấy khóc. Tại sao bé thử máu nhiều lần? (Hương, 25 tuổi, TP HCM).

Trả lời:

Thông thường, bệnh nhi sốt xuất huyết có chỉ định nhập viện khi chỉ số HCT (Hematocrit – chỉ số các tế bào hồng cầu trong máu) tăng cao, đông đặc máu, giảm tiểu cầu, men gan tăng cao. Bác sĩ phải theo dõi những chỉ số này bằng cách lấy mẫu máu để kiểm tra mỗi ngày. Chỉ số HCT quan trọng để đánh giá tiểu cầu có thấp không, cơ thể trẻ có quá nhiều hay quá ít tế bào hồng cầu – một trong những yếu tố giúp đánh giá mức độ cô đặc máu trong cơ thể bệnh nhi. Nếu máu bị cô đặc thì bệnh nhi có nguy cơ trở nặng, cần can thiệp điều trị kịp thời.

Chính vì thế, bệnh nhi phải xét nghiệm đo thể tích khối hồng cầu mỗi ngày, trẻ sẽ đau, quấy khóc. Các xét nghiệm máu được thực hiện đều cần thiết, lượng máu xét nghiệm (dù nhiều lần) ít so với lượng máu trong cơ thể, hoàn toàn không làm cho bệnh nhi bị mất máu hay thiếu máu vì các xét nghiệm này. Do đó, phụ huynh không phải lo lắng, cần động viên trẻ hợp tác với nhân viên y tế.





Sau 5 ngày điều trị sốt xuất huyết người bệnh phục hồi và xuất viện. Ảnh: BVĐK Tâm Anh TP HCM

Sau 5 ngày điều trị sốt xuất huyết người bệnh phục hồi và xuất viện. Ảnh: BVĐK Tâm Anh TP HCM

Phụ huynh cần lưu ý khi thấy trẻ lừ đừ, không uống được nước, nôn ói nhiều, đau bụng, mất nước. Đây là dấu hiệu cảnh báo trẻ bắt đầu nguy cơ tiến triển nặng, đông đặc máu, cần phải can thiệp bằng cách truyền dịch. Đồng thời, phụ cho trẻ uống nhiều nước (tuyệt đối không cho trẻ uống các loại nước có màu như nước ngọt, nước canh rau dền… để tránh tình trạng nghi ngờ xuất huyết trong).

Phụ huynh cũng nên tuân thủ tốt hướng dẫn của bác sĩ khi con bị sốt xuất huyết. Thực tế, nhiều người lớn thấy con bị bệnh đem con đi truyền nước biển. Điều này rất nguy hiểm vì khi bị bệnh có những giai đoạn em bé bị thiếu nước, nhưng có giai đoạn bé dư nước. Người lớn không nắm bắt được giai đoạn nào cần cho bé sử dụng dịch truyền, giai đoạn nào không có thể khiến bệnh trầm trọng thêm.

Hiện nay, sốt xuất huyết vẫn là một gánh nặng đối với các nước nhiệt đới. Nếu không biết cách phòng ngừa, mỗi người có thể trải qua 4 lần bị bệnh trong đời vì nó có 4 tuýp. Biến chứng nghiêm trọng của bệnh là suy tuần hoàn, viêm não.

Triệu chứng sốt của sốt xuất huyết kéo dài liên tục từ 2-7 ngày, nặng nhất là ngày thứ 3-5, qua ngày thứ 7 thì bớt. Đây là căn bệnh “đến hẹn lại lên” nhưng người dân thường lơ là. Khi được cảnh báo và thông tin về số ca nhiễm, số ca tử vong thì chúng ta mới phòng ngừa.

ThS.BS.CKI Lê Thị Ngọc
Bác sĩ khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP HCM

Trả lời

1.4708