Thực phẩm nên ăn và nên kiêng khi bị gút Leave a comment

Người bị bệnh gút nên kiêng ăn những thực phẩm giàu purin như hải sản, thịt đỏ, bia rượu… vì chúng có xu hướng làm tăng triệu chứng của bệnh.

Bệnh gút là một dạng viêm khớp phổ biến, xảy ra khi axit uric tích tụ quá nhiều trong cơ thể. Người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối… Kèm theo cơn đau là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí không đi lại được do đau.

Chế độ ăn uống tác động trực tiếp đến bệnh gút và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng, người bệnh không chỉ giảm nguy cơ bùng phát các đợt gút mà còn có thể làm chậm sự tiến triển các tổn thương khớp liên quan đến bệnh gút.

Theo các chuyên gia, thực phẩm giàu purin có xu hướng dẫn đến nhiều triệu chứng và vấn đề về bệnh gút hơn. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Annals of the Rheumatic Diseases cho thấy chế độ ăn giàu purin làm tăng nguy cơ tái phát cơn gút ở bệnh nhân gút gấp 5 lần. Purine được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, như thịt nội tạng, bia và nước ngọt, vì vậy người bị gút nên tránh sử dụng những thực phẩm này. Thay vào đó nên chọn những thực phẩm bổ dưỡng dưới đây giúp cơ thể loại bỏ axit uric để kiểm soát bệnh gút.

Rau: các bằng chứng gần đây cho thấy việc tiêu thụ các loại rau giàu purin như măng tây, rau bina và súp lơ không ảnh hưởng đến nồng độ axit uric hoặc làm tăng nguy cơ bị bệnh gút như nhiều người hiểu lầm trước nay. Do vậy, người bị gút có thể thêm vào chế độ ăn nhiều loại rau hơn để đạt và duy trì cân nặng hợp lý, đồng thời cung cấp cho cơ thể các vitamin và khoáng chất quan trọng.





Măng tây tốt cho người bệnh gút. Ảnh: Freepik

Măng tây tốt cho người bệnh gút. Ảnh: Freepik

Sữa ít béo: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng protein trong các sản phẩm từ sữa có thể giúp giảm nồng độ axit uric. Người bị gút nên chọn các sản phẩm ít béo như sữa tách béo hoặc sữa chua ít béo sẽ giúp duy trì cân nặng hợp lý.

Đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và đậu lăng: protein từ thực vật sẽ giúp người bệnh duy trì chế độ ăn uống cân bằng khi kiểm soát tình trạng gút.

Trái cây có múi: nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng tiêu thụ 500 mg vitamin C hàng ngày có thể là một cách hiệu quả để giảm tần suất bùng phát bệnh gút. Vitamin C giúp cơ thể bài tiết axit uric và trái cây họ cam quýt là một nguồn thực phẩm giàu các chất dinh dinh dưỡng thiết yếu này. Người bị gút nên chọn các loại trái cây có hàm lượng fructose thấp hơn như bưởi, cam hoặc dứa..

Anh đào: các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn anh đào làm giảm nồng độ axit uric trong huyết thanh và có thể làm giảm nguy cơ bùng phát gút. Anh đào và một số sản phẩm anh đào (chẳng hạn như nước ép anh đào chua) còn chứa hàm lượng cao anthocyanins – flavonoid có tác dụng chống các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, hữu ích trong việc kiểm soát các cơn đau và viêm liên quan đến các đợt tái phát bệnh gút.





Vitamin C trong hoa quả giúp giảm tần suất bùng phát bệnh gút. Ảnh: Freepik

Vitamin C trong hoa quả giúp giảm tần suất bùng phát bệnh gút. Ảnh: Freepik

Người bị gút nên tránh sử dụng những thực phẩm sau:

Thịt đỏ và thịt nội tạng: các loại thịt đỏ có hàm lượng purin cao hơn thịt trắng. Tiêu thụ nhiều thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt nai, bò rừng… và các loại thịt nội tạng (bao gồm gan, thận, lưỡi làm tăng nguy cơ tái phát cơn gút. Ngoài ra, cá nước lạnh như cá ngừ, cá mòi và cá cơm động vật có vỏ bao gồm tôm, sò, cua và tôm hùm cũng chứa hàm lượng purin cao hơn, nên hạn chế trong chế độ ăn kiêng của người bệnh gút.

Bia và rượu: hầu hết đồ uống có cồn không được khuyên dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh gút. Cụ thể, bia và rượu làm chậm quá trình đào thải axit uric. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống rượu vang vừa phải không làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gút.

Thực phẩm và đồ uống có đường: thực phẩm và đồ uống có chứa đường fructose không được khuyên dùng trong chế độ ăn kiêng của người bệnh gút. Bệnh nhân nên giữ mức axit uric thấp hơn bằng cách hạn chế hoặc tránh tiêu thụ nước ngọt và đồ uống có đường khác, trái cây đóng hộp hoặc nước trái cây và các sản phẩm khác bao gồm thanh ăn nhẹ, kẹo và ngũ cốc ăn sáng.

Anh Chi
(Theo VeryWellHealth)

Trả lời