Trẻ ngủ ngáy khi nào nguy hiểm? Leave a comment

Những đứa trẻ ngủ ngáy bằng miệng, ngáy trở thành triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ khiến trẻ đối mặc nguy cơ rối loạn hành vi cần được quan tâm.

Ngủ ngáy xảy ra khi có vật gì đó chặn luồng không khí qua miệng và mũi dẫn đến âm thanh do các mô ở đầu đường thở va vào nhau và rung lên. Đôi khi ngáy là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, trong đó, người bệnh ngừng thở trong khoảng thời gian hơn 10 giây mỗi lần trong khi ngủ.

Khi trẻ đi ngủ, cơ thể chúng được nghỉ ngơi và phục hồi mức năng lượng, tác động đến cả thể chất và tinh thần. Theo Hiệp Hội ngưng thở khi ngủ Mỹ, khoảng 10% trẻ em ngủ ngáy thường xuyên, trong số này có 2-4% trẻ em mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA).

Trong khi gần một nửa số người lớn ngủ ngáy thì chứng ngáy ở trẻ em ít phổ biến. Nhiều trẻ có thể ngáy khi gặp các vấn đề sức khỏe như bị cảm lạnh, dị ứng và chứng ngáy trong trường hợp này thường hết kết thúc giai đoạn.

Theo Fauziya Hassan, chuyên gia về giấc ngủ trẻ em của Bệnh viện Nhi đồng CS Mott (Mỹ), ngủ ngáy có vấn đề thường có thể gây ra chất lượng giấc ngủ kém, dẫn đến các vấn đề về hành vi vào ban ngày. Phụ huynh thường không thể quan sát trẻ ngủ cả đêm, vì vậy, nhìn vào các dấu hiệu của trẻ vào ban ngày cũng là cách phụ huynh cần biết để hiểu về vấn đề sức khỏe giấc ngủ của con.





Những trẻ bị rối loạn giấc ngủ do ngáy cần được đưa đi khám sức khỏe. Ảnh: Freepik

Những trẻ bị rối loạn giấc ngủ do ngáy cần được đưa đi khám sức khỏe. Ảnh: Freepik

Hassan cho rằng, ngáy ở trẻ em là vấn đề cần quan tâm khi trẻ ngủ ngáy hơn 3 đêm một tuần và có một trong các dấu hiệu như cáu kỉnh, hung hăng dễ nổi nóng, tâm lý mơ mộng và có xu hướng cô lập bản thân, trẻ liên tục buồn ngủ vào ban ngày, khó thức dậy vào buổi sáng ngay cả khi ngủ nhiều vào ban đêm.

Khi trẻ ngáy kèm theo các dấu hiệu như tăng động, cảm thấy mệt mỏi trong ngày, có các vấn đề về hành vi, khó khăn trong học tập dẫn đến kết quả học tập kém, phát triển chậm, béo phì, huyết áp cao cha mẹ cần hết sức lưu ý. Bên cạnh đó, trẻ ngủ ngáy có xu hướng lặp đi lặp lại điệu ngáy, thở hổn hển hoặc khịt mũi, ngủ không yên giấc, thường xuyên thức đêm, nghiến răng, tư thế ngủ bất thường và thi thoảng tè dầm cũng cần được phụ huynh cho đi kiểm tra sức khỏe.

Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng ngủ ngáy có vấn đề ở trẻ em là chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA), đây là tình trạng luồng không khí bị cản trở, gây ra thức giấc vào ban đêm hoặc giảm nồng độ oxy. Khoảng 1-4% trẻ em bị OSA được ghi nhận sau khi 3 tuổi và hầu hết OSA ở trẻ bị gây ra bởi amidan và adenoit mở rộng .

Amidan và amidan phì đại gây tắc nghẽn đường thở vào ban đêm có thể ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống chung của trẻ. Cắt amidan (cắt bỏ amidan và adenoids) thường được sử dụng để điều trị cả OSA và các dạng nhẹ hơn của chứng rối loạn nhịp thở khi ngủ.

Trong trường hợp béo phì là một yếu tố nguy cơ gây tắc nghẽn giấc ngủ. Phụ huynh nên lập kế hoạch ăn uống, sinh hoạt cho trẻ khoa học để trẻ giảm cân, đồng thời sử dụng các liệu pháp khác giúp cải thiện giấc ngủ cho trẻ. Nếu trẻ ngáy do dị ứng hay cảm lạnh gây nghẹt mũi dẫn đến ngáy, cha mẹ cũng nên đảm bảo rằng trẻ đang sử dụng đúng thuốc và tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Anh Chi (Theo Michigan Health)

Trả lời