Vận động viên nên tiêm huyết tương giàu tiểu cầu thời điểm nào? Leave a comment

Tiêm PRP, huyết tương giàu tiểu cầu, là liệu pháp điều trị hiện đại cho vận động viên để thúc đẩy hồi phục sau chấn thương hay bảo dưỡng khớp trước khi thi đấu.

Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà, Khoa Y học thể thao và Nội soi, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình – Hệ thống Bệnh viện Tâm Anh, cho biết, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là liệu pháp điều trị chấn thương thể thao rất phổ biến bởi tính an toàn, không xâm lấn và hiệu quả cao. Liệu pháp này có tác dụng với rất nhiều loại chấn thương thể thao, bao gồm: viêm gân gót chân, gân bánh chè, điểm bám gân vùng khuỷu, bong gân, giãn đứt dây chằng… ở người chơi bóng đá, bóng rổ, chạy bộ, golf, tennis…

Người chơi thể thao, đặc biệt là những vận động viên, thường xuyên phải đối mặt với các nguy cơ chấn thương. Những tổn thương này có thể bắt nguồn từ va chạm trong thi đấu hoặc khi thực hiện các động tác khó… Chúng có thể xuất hiện trên da, gân, cơ, xương… với nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng, thậm chí là tàn phế. Lúc này, các vận động viên cần thời gian dài để phục hồi. Tuy nhiên, nếu ngừng luyện tập hoặc ngừng thi đấu quá lâu, có thể dẫn đến một vấn đề khác, đó là sụt giảm phong độ, rất quan trọng với một vận động viên.

Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, huyết tương giàu tiểu cầu có khả năng kháng viêm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi. Theo đó, sau khi gặp chấn thương, vận động viên tiêm PRP có thể quay lại luyện tập và thi đấu sớm, thậm chí là rút ngắn 50% thời gian phục hồi so với dự kiến.





Chấn thương thể thao có thể làm sụt giảm phong độ, ảnh hưởng thành tích. Nguồn: Shutterstock

Chấn thương thể thao có thể làm sụt giảm phong độ, ảnh hưởng thành tích. Nguồn: Shutterstock

Theo Bác sĩ Song Hà, huyết tương giàu tiểu cầu là một chế phẩm được tạo ra từ máu tự thân của chính người bị chấn thương với những đặc điểm như: không có hồng cầu và bạch cầu, nồng độ tiểu cầu cao gấp nhiều lần so với trong máu ngoại vi bình thường. Khi huyết tương giàu tiểu cầu được tiêm vào vùng bị tổn thương, các tế bào tiểu cầu sẽ tiết ra những chất hóa học có bản chất là protein, kích thích các tế bào khỏe mạnh xung quanh khu vực này phân chia và tham gia vào quá trình chỉnh sửa thương tổn, kích thích quá trình phục hồi diễn ra nhanh và ổn định hơn.

Các trường hợp vận động viên và người chơi thể thao vận động khớp gối nhiều, thông thường quá trình dẫn đến bào mòn bề mặt sụn khớp gối và thoái hóa khớp gối nhanh hơn người bình thường. Huyết tương giàu tiểu cầu làm trơn vùng khớp gối, lấp đầy những tổn thương rất nhỏ trên bề mặt sụn khớp. Khớp gối sẽ hoạt động trơn tru và khỏe mạnh hơn rất nhiều.

“Vận động viên chuyên nghiệp hoàn toàn có thể tiêm huyết tương giàu tiểu cầu trước giải đấu, khuyến cáo là khoảng 30 ngày. Đây có thể coi là một động thái bảo dưỡng khớp gối, trước khi bước vào những thời điểm hoạt động và thi đấu quan trọng”, Bác sĩ Song Hà cho hay.

Trong trường hợp chấn thương nặng, cần phẫu thuật, huyết tương giàu tiểu cầu cũng có khả năng giảm viêm và hỗ trợ phục hồi. Ngoài ra, do sử dụng máu tự thân nên nguy cơ xuất hiện phản ứng dị ứng cũng thấp hơn nhiều so với điều trị bằng các loại thuốc tiêm khác. Đa số người bệnh có thể sinh hoạt bình thường sau khi thực hiện thủ thuật.





Tách chiết huyết tương cần được thực hiện trong môi trường công nghệ cao. Nguồn: Shutterstock

Tách chiết huyết tương cần được thực hiện trong môi trường công nghệ cao. Nguồn: Shutterstock

Phương pháp điều trị này thường được ứng dụng ở các bệnh viện lớn như Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vì quá trình tách chiết huyết tương cần được thực hiện trong phòng lab vô khuẩn với thiết bị hiện đại, bởi những kỹ thuật viên lành nghề.

“Huyết tương giàu tiểu cầu là một tiến bộ của khoa học, trợ thủ đắc lực cho người chơi thể thao nói chung và các vận động viên nói riêng. Do đó, sau khi bị chấn thương, người bệnh nên được thăm khám ngay và điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu càng sớm càng tốt để giữ vững phong độ”, Bác sĩ Song Hà chia sẻ.

Bác sĩ lưu ý thêm, dù đều có tác dụng thúc đẩy nhưng cần phân biệt giữa doping và PRP. Doping là những chất hoặc phương pháp bị cấm, có khả năng làm tăng thành tích trong thi đấu thể thao một cách gian lận. Trong khi đó, PRP là liệu pháp điều trị, thúc đẩy quá trình phục hồi các chấn thương thể thao.

Phi Hồng

Trả lời