Vì sao nên thở hoàn toàn bằng mũi? Leave a comment

Hít thở bằng mũi có thể giúp lọc sạch bụi, các chất gây dị ứng, tăng cường hấp thụ oxy, làm ẩm không khí hít vào.

Theo Healthline, thở bằng mũi hay miệng đều chung đích đến là mang oxy vào phổi. Mặc dù vậy, vẫn có những khác biệt quan trọng giữa thở bằng mũi, miệng.

Thở bằng mũi có nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi giúp lọc bỏ các phần tử lạ. Lông mũi lọc sạch bụi, chất gây dị ứng, phấn hoa, giúp ngăn chúng xâm nhập vào phổi. Ngoài ra, phương pháp thở cũng giúp làm ẩm không khí hít vào. Trong quá trình thở, mũi sẽ giải phóng ra oxit nitric (NO). NO là một chất giãn mạch, giúp mở rộng các mạch máu. Điều này có thể giúp cải thiện lưu thông oxy trong cơ thể.

Hít thở bằng mũi có lợi chủ yếu vì nó cho phép các khoang mũi: tăng lưu lượng khí đến động mạch, tĩnh mạch và dây thần kinh; tăng sự hấp thụ và lưu thông; giảm nguy cơ dị ứng, giảm nguy cơ bị ho; hỗ trợ hệ thống miễn dịch; giảm nguy cơ ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ.

Các bài tập thở có thể giúp cải thiện hơi thở bằng mũi. Những kỹ thuật này cũng có thể giúp tăng cường chức năng phổi, tăng sức mạnh cơ hô hấp, giảm căng thẳng và lo lắng.





Thở bằng mũi có nhiều lợi ích về sức khỏe so với thở bằng miệng.

Thở bằng mũi có nhiều lợi ích về sức khỏe so với thở bằng miệng. Ảnh: Healthline

Thở bằng lỗ mũi luân phiên

Thở luân phiên qua từng lỗ mũi là một bài tập thở phổ biến được sử dụng trong yoga. Trong kỹ thuật này, bạn hít vào bằng một lỗ mũi và thở ra bằng lỗ còn lại, đồng thời sử dụng ngón tay để đóng lỗ mũi còn lại. Bài tập đòi hỏi sự tập trung,có thể giúp tăng cường chức năng phổi, giảm căng thẳng.

Để thử thở bằng lỗ mũi thay thế, bạn hãy làm theo các bước sau: ngồi thẳng lưng và thả lỏng vai, đặt tay trái trên đầu gối trái, sau đó đặt ngón tay cái bên phải trên lỗ mũi bên phải, hít vào bằng lỗ mũi bên trái. Tiếp theo, bạn đặt ngón đeo nhẫn bên phải trên lỗ mũi bên trái, thở ra bằng lỗ mũi bên phải, hít vào bằng lỗ mũi bên phải. Cuối cùng, đưa ngón tay cái trở lại lỗ mũi phải, thở ra bằng lỗ mũi trái, lặp lại trong 5 phút.

Thở bụng

Thở bằng bụng còn gọi là thở bằng cơ hoành hoặc thở bằng bụng. Bài tập liên quan đến việc hít thở chậm, sâu bằng mũi. Mục đích là hít thở đủ sâu để lấp đầy không khí vào bụng. Điều này làm tăng lượng oxy hấp thụ vào, đồng thời có thể giúp làm chậm nhịp thở và nhịp tim.

Thở bằng bụng cũng giúp giảm căng thẳng. Để thực hiện, bạn ngồi thẳng lưng và thả lỏng vai. Bạn cũng có thể nằm trên giường của mình, ngậm miệng lại, đặt một tay lên bụng và một tay trên ngực. Sau đó hít vào từ từ bằng mũi, để bụng hóp lại, ngực nằm yên. Sau đó, bạn mím môi và thở ra từ từ, lặp lại trong 5 đến 10 phút.

Bài tập Breath of Fire (hơi thở của lửa)

Đây là một trong những bài tập hít thở yoga được sử dụng trong Kundalini yoga. Bài tập này liên quan đến việc hít vào thụ động và thở ra chủ động nhanh chóng, mạnh mẽ. Hơn nữa, bài tập còn là một hình thức kiểm soát hơi thở, kỹ thuật thở này có liên quan đến việc giảm căng thẳng.

Kỹ thuật này có thể giúp cải thiện chức năng hô hấp bằng cách sử dụng các cơ hô hấp và cơ hoành. Bài tập cũng giúp tăng cường sự tập trung.

Cách thực hiện Breath of Fire: bạn ngồi thẳng lưng và thả lỏng vai; đặt tay lên bụng, cũng có thể đặt tay trên đầu gối, lòng bàn tay hướng lên trên. Sau đó, người thực hiện hít vào sâu bằng mũi, không khí di chuyển xuống bụng, để bụng dưới nở ra. Bạn thở ra thật mạnh bằng mũi trong khi để bụng hóp vào. Sau đó, bạn tiếp tục hít vào một cách thụ động, thở ra thật mạnh. Bạn lặp lại, giữ nguyên độ dài hít vào và thở ra.

Bạn có thể cảm thấy lâng lâng khi thực hành kỹ thuật này, nếu bạn chưa quen với bài tập, bạn hãy bắt đầu từ từ, sau đó tăng tốc theo thời gian.

Lê Nguyễn

Trả lời

1.4201