Vì sao nhiều người tăng cân không kiểm soát? Leave a comment

Nhiều người ăn kiêng, tập luyện giảm cân nhưng bất thành có thể do chưa hiểu rõ cơ chế hấp thụ thực phẩm, chuyển hóa do gene quy định.

Chị Hà Thị Hằng (28 tuổi, TP HCM) chia sẻ thường cảm thấy tự ti vì thân hình quá khổ. Chị kể, bước vào tuổi dậy thì, chị luôn cảm thấy đói, ăn liên tục và kết quả là số kg tăng vùn vụt, từ mức 40 kg lên hơn 70 kg trong vòng 3 năm. Song chiều cao vẫn giậm chân ở mức 1,5 m. Gần 10 năm qua, chị ăn uống kiêng khem theo chế độ ăn ít calo, tập thể dục 5 ngày mỗi tuần và cả uống nhiều thuốc giảm cân… nhưng cân nặng vẫn không giảm. Chị thường đùa với bạn bè rằng “chỉ hít không khí mà vẫn mập”.

Dù không có mức cân nặng vượt chuẩn như chị Hằng nhưng chị Mỹ Huyền (32 tuổi, Kiên Giang) luôn phải ăn uống kiêng khem để giữ dáng. Hai năm qua, mỗi ngày, chị chỉ ăn một bữa chính với rau củ và chất đạm.





Tăng cân do ăn uống không kiểm soát, lối sống lười vận động. Ảnh: Shutterstock

Tăng cân do ăn uống không kiểm soát, lối sống lười vận động. Ảnh: Shutterstock

Bà Tăng Ngọc Nữ (Thạc sĩ Công nghệ sinh học Đại học Cornell Mỹ, Trưởng phòng tư vấn di truyền tại Genetica), tăng cân không kiểm soát có nhiều nguyên nhân gây nên như chế độ ăn uống, lối sống, bệnh lý, di truyền… Nếu đã ăn uống, tập luyện kiểm soát cân nặng theo bác sĩ dinh dưỡng, huấn luyện viên trong nhiều tháng liền mà không thể giảm, thậm chí tăng cân không kiểm soát thì ngoài bệnh lý còn có một trong những tác nhân góp phần khiến một người tăng cân là gene. Ví dụ như trong gia đình có nhiều người béo phì do yếu tố di truyền.

Kiểu gene liên quan hấp thu dinh dưỡng, cân nặng

Thạc sĩ Ngọc Nữ chia sẻ thêm, phân tích các gene khiến nhiều người dễ tăng cân, Genetica nhận thấy, gene NYP2R tương tác với trung tâm kích thích sự thèm ăn trong não bộ, ảnh hưởng đến cảm giác đói, tăng tiêu thụ thức ăn và hậu quả là gây tăng cân. Một số nghiên cứu còn chỉ ra, có hơn 200 gene như FTO, MC4R, LEP, INSIG2, PCSK1… liên quan đến sự thèm ăn và điều chỉnh cân nặng. Do đó, một người dễ bị lên kg vì cơ thể liên tục báo cho não biết rằng nó đang đói. Một số gene lại kích thích cơ thể hấp thu chất béo trong thực phẩm và phát triển mô mỡ.

Bác sĩ về dinh dưỡng Hà Thị Mỹ Hạnh tại Genetica cho biết, hiện có nhiều chế độ ăn kiêng, hướng dẫn bài tập và kế hoạch dinh dưỡng khác nhau. Hầu hết các trào lưu ăn kiêng là ăn ít calo, tiết giảm chất bột đường (carbohydrate). Áp dụng chế độ này, chị em luôn cảm thấy đói và cho rằng đã thực hiện đúng nhưng có thể lại không phù hợp với cơ thể.

Theo Thạc sĩ Ngọc Nữ, một người có thể phù hợp với chế độ ăn ít calo, cắt giảm tinh bột (low-carb) nhưng số khác lại không. Trong khi đó, có người lại đạt được mức cân nặng lý tưởng khi áp dụng chế độ Ketogenic, Địa Trung Hải… Cân nặng của bạn bị ảnh hưởng bởi loại và lượng thực phẩm tiêu thụ. Tuy nhiên, gene lại chịu trách nhiệm tạo ra các loại protein để tiêu hóa, chuyển hóa, sử dụng, lưu trữ và bài tiết những gì chúng ta ăn.

Chưa hiểu rõ cơ chế hấp thụ thực phẩm, chuyển hóa do gene quy định ở từng người cũng là lý do dễ khiến mục tiêu đạt cân nặng lý tưởng bất thành. Giải mã gene có thể giúp một người hiểu rõ các yếu tố di truyền về dinh dưỡng, điều chỉnh cách ăn uống sao cho phù hợp.

Khi biết được kiểu gene của cơ thể chị Hằng rất bất ngờ. Chị mang biến thể GG trên gen ACSL1, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa với chế độ ăn chứa chất béo không tốt, ví dụ như: thịt mỡ, trứng, da gia cầm, chế phẩm từ sữa (pho mát, kem, sữa béo), cọ, dừa, bơ ca cao, khoai tây chiên, bánh quy… Vì thế, chị được khuyến khích nên ăn các thực phẩm có chứa chất béo tốt như cá hồi, cá ngừ, quả hạch, ngũ cốc… Đây là loại chất béo có khả năng làm giảm lượng cholesterol.

Bác sĩ Hạnh chia sẻ thêm, điều quan trọng nhất để điều chỉnh cân nặng là xác định cân nặng lý tưởng. Trọng lượng cơ thể lý tưởng sẽ cho biết lượng calo cụ thể mà bạn cần tiêu thụ. Một khi đã đạt được mức cân nặng này, bạn phải duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.





Tập luyện kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp với cơ thể giúp giữ dáng. Ảnh: Shutterstock

Tập luyện kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp với cơ thể giúp giữ dáng. Ảnh: Shutterstock

Theo Thạc sĩ Ngọc Nữ, với kết quả phân tích các biến đổi trong kiểu gene, áp dụng chế độ ăn uống để hạn chế số lượng calo bạn tiêu thụ hàng ngày, làm giảm xu hướng ăn uống quá nhiều và duy trì mức đường huyết. Ngoài ra, giữ gìn vóc dáng không chỉ đến từ thực phẩm tiêu thụ mà còn phụ thuộc vào thói quen tập thể dục thường xuyên. Mỗi người nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, duy trì 5 lần mỗi tuần. Người muốn giảm cân có thể áp dụng chế độ tập luyện riêng với các huấn luyện viên thể hình.

Tên nhân vật đã được thay đổi.

Kim Uyên

Trả lời