Ăn khoai lang nhiều có tốt cho tiêu hóa? Leave a comment

Tinh bột, chất xơ trong khoai lang hỗ trợ nhu động ruột, tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa và có thể ăn thường xuyên, nhưng tránh chiên trong quá nhiều dầu.

Khoai lang là loại củ ngọt, giàu tinh bột, dễ tìm. Ở Việt Nam, khoai lang thường gọi theo màu sắc như: khoai lang tím, khoai lang trắng, khoai lang vàng,… vì có nhiều giống, xuất xứ khác nhau.

Khoai lang có nhiều lợi ích cho sức khỏe và dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn uống. Dưới đây là một số tác dụng của loại thực phẩm này trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng

Khoai lang được mệnh danh là “siêu thực phẩm” vì giàu chất dinh dưỡng. Trung bình một củ khoai lang có 112 calo, 0,07 gram chất béo, 26 gram carbohydrate, 2 gram chất đạm, 3,9 gram chất xơ và nhiều loại vitamin khoáng chất khác như vitamin nhóm B, canxi, sắt, mangan, magiê,…

Khoai lang cam và tím rất giàu chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các gốc tự do. Đây là các phân tử không ổn định có thể làm hỏng DNA và gây viêm hoặc liên quan đến các bệnh mạn tính như ung thư, bệnh tim và lão hóa.

Tinh bột tốt cho hệ tiêu hóa

Khoai lang rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nó có 3 loại tinh bột: tinh bột tiêu hóa nhanh chiếm khoảng 80%, tinh bột tiêu hóa chậm 9% và tinh bột kháng 11%. Tinh bột tiêu hóa chậm cùng với chất xơ trong khoai lang khiến cơ thể bạn no lâu hơn mà không tăng đột biến lượng đường trong máu. Tinh bột kháng sau khi tiêu hóa cung cấp một số lợi khuẩn tốt cho đường ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng và tiêu chảy nhiễm trùng.





Khoai lang cung cấp tinh bột và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ảnh: Freepik

Khoai lang cung cấp tinh bột và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ảnh: Freepik

Tinh bột tốt cho hệ tiêu hóa

Khoai lang rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nó có 3 loại tinh bột: tinh bột tiêu hóa nhanh chiếm khoảng 80%, tinh bột tiêu hóa chậm 9% và tinh bột kháng 11%. Tinh bột tiêu hóa chậm cùng với chất xơ trong khoai lang khiến cơ thể bạn no lâu hơn mà không tăng đột biến lượng đường trong máu. Tinh bột kháng sau khi tiêu hóa cung cấp một số lợi khuẩn tốt cho đường ruột, giảm nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng và tiêu chảy nhiễm trùng.

Chất xơ có lợi cho hệ bài tiết

Chất xơ không thể thiếu trong cơ thể. Trung bình một củ khoai lang chứa hơn 1/4 lượng chất xơ cần thiết của mỗi người. Sau khi được nấu chín, khoai lang cung cấp hai loại chất xơ: hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan hấp thụ nước và làm mềm chất thải Trong khi đó, chất xơ không hòa tan tạo sự kết dính và tăng trọng lượng của chất thải.

Ở ruột già, chất xơ hòa tan và không hòa tan có thể tham gia quá trình lên men bởi vi khuẩn tạo ra các hợp chất được gọi là axit béo chuỗi ngắn giúp tăng cường sức khỏe tế bào niêm mạc ruột. Theo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) năm 2017, nếu bạn cung cấp cho cơ thể 20-33 gam chất xơ mỗi ngày sẽ tránh bị táo bón và giảm nguy cơ ung thư ruột già.

Ngoài ra, khoai lang rất giàu các hợp chất thực vật như chất beta carotene, axit chlorogenic và anthocyanins. Chất beta carotene khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Ngoài tác dụng tăng cường thị lực, vitamin A còn tăng cường hệ thống miễn dịch, củng cố lớp màng nhầy trong niêm mạc ruột chống lại các mầm bệnh tiềm ẩn.

Khoai lang thích hợp chế biến nhiều món ăn như nướng, luộc, quay, chiên, áp chảo. Vị ngọt tự nhiên của nó có thể kết hợp tốt với nhiều loại gia vị khác nhau và thưởng thức trong cả món mặn và món ngọt. Tuy nhiên dùng nhiều khoai lang chiên và nướng có thể làm tăng đột biến chỉ số đường huyết. Người bệnh tiều đường cần tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuận Lê
(Theo Healthline, Web MD)

Trả lời