Mắc Covid-19 hơn 450 ngày do virus đột biến ba lần Leave a comment

Một bệnh nhân ung thư hạch khoảng 60 tuổi tại Mỹ mắc Covid-19 hơn một năm và được phát hiện virus đột biến ba lần trong cơ thể.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Yale phát hiện người này có ba dòng phụ khác nhau của virus trong máu. Đây là trường hợp mắc Covid-19 lâu nhất được ghi nhận, thêm bằng chứng cho thấy virus đang đột biến mạnh ở những người bị suy giảm miễn dịch trước khi lây lan sang người khác.





Nhiều biến chủng của virus SARS-CoV-2 xuất hiện trong thời gian gần đây. Ảnh: Getty Images

Nhiều biến chủng của virus SARS-CoV-2 xuất hiện trong thời gian gần đây. Ảnh: Getty Images

Trong khi đó, thông qua kiểm tra, nhiều người dân tại Connecticut, Mỹ cũng đang bị “Covid mãn tính”. Chuyên gia y tế phát hiện virus nhanh chóng đột biến trong cơ thể của họ với tốc độ nhanh gấp đôi bệnh nhân bình thường. Kết quả là ba kiểu gen hoàn toàn khác biệt của virus đã hình thành.

“Tình trạng nhiễm trùng mãn tính này dẫn đến sự tiến hóa và phân hóa SARS-CoV-2 nhanh chóng. Đây là một cơ chế có khả năng góp phần vào sự xuất hiện của các biến thể SARS-CoV-2 đa dạng về mặt di truyền, gồm Omicron, Delta và Alpha”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Bệnh nhân trên là một trong những trường hợp mắc Covid mãn tính được phát hiện đầu tiên và lâu nhất. Trong khi đó, Covid-19 kéo dài là một hiện tượng được các chuyên gia phát hiện từ lâu, xảy ra khi một người vẫn cảm thấy các triệu chứng của virus ngay cả khi kết thúc đợt điều trị. Hai trường hợp này khác nhau vì Covid mãn tính xảy ra ở những người vẫn có kết quả xét nghiệm dương tính với virus còn Covid kéo dài xảy ra đối với những người đã âm tính.

Năm ngoái, các bác sĩ ở Anh phát hiện một người đàn ông cũng bị ung thư hạch bạch huyết có virus SARS-CoV-2 đột biến nhanh chóng. Phát hiện này mở ra giả thuyết virus có thể tạo ra đột biến “lẩn trốn” cho phép chúng trốn các kháng thể và vẫn ở trong mã di truyền.

Trong khoảng thời gian từ đó đã có nhiều báo cáo khác về những người có bệnh nền nghiêm trọng như ung thư trải qua các đột biến nhanh chóng của virus. Tuy nhiên, chưa thể xác định số người đang mang virus đột biến nhanh và có rất ít chuyên gia ngăn chặn được tốc độ lây lan này.

Virus đột biến nhanh là một mối nguy hiểm vì mỗi phiên bản Covid mới xuất hiện đều khiến thế giới mất cảnh giác và phải căng sức chống lại. Khi biến chủng Delta xuất hiện trên khắp thế giới nửa đầu năm 2021, nó đã gây ra một trong những đợt bùng phát virus gây tử vong nhiều nhất. Trong khi đó, vào cuối năm ngoái, biến thể Omicron khiến mọi quốc gia đạt mức ca bệnh kỷ lục, trong khi độ phủ vaccine đã tương đối.

Thanh Thư (theo Daily Mail)

Trả lời