Những chấn thương phổ biến khi tập võ wushu Leave a comment

Người chơi wushu thường đối diện với những chấn thương như bong gân, chấn thương đầu, tai và các chấn thương tứ chi.

Wuѕhu là một trong những loại hình ᴠõ thuật hiện đại có nguồn gốc ở Trung Quốc, gia nhập và phát triển mạnh ở Việt Nam hiện naу. Tại SEA Games 31, wushu là một trong 36 môn thể thao được đoàn thể thao Việt Nam kỳ vọng mang lại Huy chương vàng.

Ngày 13/5 vừa qua, võ sĩ Nguyễn Văn Phương bất ngờ bị chấn thương khi đang thực hiện bài thi Thái cực quyền nam, môn wushu tại SEA Games 31, bỏ lỡ cơ hội giành huy chương cho đội nhà. Võ sĩ nằm gục xuống sàn trong lúc thực hiện bài thi và phải nhờ đến đội ngũ y tế đưa đi bệnh viện.

Theo bác sĩ Ths.BS.CKII Trần Anh Vũ – Trưởng khoa Y học thể thao và Nội soi – BVĐK Tâm Anh TP.HCM, như các môn thể thao khác, võ thuật có thể gây ra nhiều chấn thương. Tùy vào hình thức võ thuật sẽ quyết định từng loại chấn thương cụ thể. Các môn võ tiếp xúc rất khác nhau về kỹ thuật, quy tắc, thiết bị bảo vệ và những yếu tố này ảnh hưởng đến thương tích và tỷ lệ thương tích.

Bác sĩ Vũ, cho biết các môn võ thuật chia thành hình thức thi đấu và tập luyện, đó là biểu diễn và đối kháng. Trường hợp VĐV Nguyễn Văn Phương là võ biểu diễn, đòi hỏi người chơi có sự phối hợp giữa sức mạnh và sự linh hoạt, phối hợp cương nhu một cách nhuần nhuyễn. Khi động tác nhảy hoặc xoay người tiếp đất, phần dưới của vận động viên cần vững chắc; phần trên phải mềm dẻo… để phù hợp với yêu cầu của bộ môn. Khi yếu tố này không được đảm bảo sẽ dễ dàng gây ra những chấn thương vùng cổ chân, khớp gối, hông lưng. Mức độ nhẹ là bong gân, còn nặng sẽ gây trật khớp hoặc đứt dây chằng.





Wuѕhu là một trong những loại hình ᴠõ thuật hiện đại đang phát triển tại Việt Nam. Ảnh: Shutterstock

Wuѕhu là một trong những loại hình ᴠõ thuật hiện đại đang phát triển tại Việt Nam. Ảnh: Shutterstock

Vận động viên chơi môn wushu nói riêng và võ thuật nói chung thường gặp phải các chấn thương điển hình như:

Chấn động

Các triệu chứng phổ biến của chấn động bao gồm đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, các vấn đề về thăng bằng, khó tập trung và các vấn đề về trí nhớ. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí lâu hơn trong một số trường hợp. Các môn võ thuật nhấn mạnh vào đòn đánh và ném có nhiều khả năng dẫn đến chấn động hơn. Bất kỳ vận động viên nào có dấu hiệu chấn động nên dừng tham gia cuộc thi và được bác sĩ đánh giá sức khỏe tổng thể. Bác sĩ sẽ quyết định vận động viên đó có được phép tiếp tục thi đấu hay không.

Chấn thương đầu, tai, mắt, mũi

Võ thuật với các động tác đánh và vật lộn có thể dẫn đến thương tích nhỏ như vết cắt, vết bầm tím và vết rách. Bên cạnh đó, vận động viên dễ gặp các chấn thương nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như gãy xương mũi, mặt hoặc hộp sọ cũng như các vết thương đáng kể ở mắt hoặc răng. Những chấn thương này có thể được giảm thiểu bằng cách lựa chọn phong cách võ thuật, đào tạo và huấn luyện thích hợp, sử dụng thiết bị bảo hộ.

Cổ

Các chấn thương nhẹ ở cổ, chẳng hạn như bầm tím và trầy xước khá phổ biến với người chơi võ thuật. Người chơi Wushunên lắng nghe cơ thể, hiểu được những rủi ro của các hình thức võ mà mình có thể gặp. Không nên cố gắng quá mức vì có thể đối diện với những chấn thương nặng.





Người chơi Wushu có thể gặp các chấn thương ở tứ chi. Ảnh: Shutterstock

Người chơi wushu có thể gặp các chấn thương ở tứ chi. Ảnh: Shutterstock

Chấn thương tứ chi

Chấn thương ở tứ chi bao gồm vết cắt, vết bầm tím, bong gân và căng cơ. Ngoài ra các chấn thương gãy xương và trật khớp cũng có thể xảy ra ở người chơi wushu nhưng ít phổ biến hơn. Chấn thương có thể được giảm thiểu với sự giám sát thích hợp và sử dụng kỹ thuật thích hợp.

Da

Vết cắt là chấn thương khá phổ biến trong võ thuật. Các vận động viên tham gia các môn thể thao như đấu vật và võ thuật dễ gặp phải các vết thương trên da dễ bị nhiễm trùng da. Những chấn thương này nên được đánh giá và điều trị bởi một chuyên gia chăm sóc sức khỏe thích hợp.

Theo bác sĩ Anh Vũ, để tránh các chấn thương khi tham gia thi đấu võ thuật, các võ sĩ nên được kiểm tra sức khỏe tổng thể trước và đánh giá thông quan bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Trước khi lựa chọn môn thể thao sắp gắn bó, người chơi cần tìm hiểu kỹ các chấn thương sẽ gặp phải và đánh giá mình có phù hợp hay không để quyết định tiếp tục theo đuổi hay dừng lại.

Với các võ sĩ chuyên nghiệp, khi thi đấu nên khởi động kỹ, nhập cuộc từ từ không tập quá đột ngột gây nguy hại đến hệ tim mạch dễ dẫn đến các chấn thương. Mặc quần áo thoải mái, đeo bảo hộ (nếu có) khi thi đấu cũng là cách bảo vệ cơ thể trước các chấn thương không mong muốn. Vận động viên dù tập luyện thường xuyên nhưng vẫn tập trung tối đa khi biểu diễn, bởi chỉ một sai sót nhỏ sẽ gây chấn thương, ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích thi đấu.

“Hãy trao đổi với chuyên gia y học thể thao hoặc huấn luyện viên nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về chấn thương hoặc bất thường trên cơ thể, bác sĩ Anh Vũ lưu ý.

Hà Phượng

Trả lời